Trong mạch kể của người kể chuyện xưng ''chúng tôi '', điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất
d. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng ''chúng tôi '', điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Những chi tiết nào miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả?
Bài làm:
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi" có :
- Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
- Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.
=> Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Ngòi bút đậm chất hội họa thể hiện ở cách:
* Miêu tả quang cảnh:
Đường nét :
- Đất rộng bao la
- Dải thảo nguyên hoang vu
- Những dòng sông tận chân trời
- Những đám mây, những đồng cỏ.
Màu sắc :
- Màu trắng của làn sương mờ đục
- Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
- Màu bạc lấp lánh của những con sông.
= > Những sắc màu, đường nét tạo nên bức tranh thảo nguyên vừa chứa đựng sức sống mạnh mẽ (màu sắc), vừa huyền ảo thơ mộng (màu bạc, màu trắng).
* Miêu tả cây phong:
- Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây vì đó là thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng vụt mở ra trước mắt bọn trẻ khi từ ở những cành cao ngất ngang tầm chim bay của cây thông nhìn xuống, nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, thấy những con sông lấp lánh tận chân trời mà trước đây chưa từng nghe nói…
- Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.
<=>Ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên trở nên hùng vĩ, xứ sở thảo nguyên hoang vu rộng lớn chứa nhiều bí ẩn.
Xem thêm bài viết khác
- Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa?
- Tìm và phân tích giá trị của các từ tượng hình tượng thanh trong các câu văn dưới đây:
- Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào dó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)
- Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích( trước và sau khi cai lệ đến) thông qua thái độ và cử chỉ, lời nói... của chị với mọi người xung quanh.
- Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng miền khác nhau.
- Viết bài tập làm văn số 2 (làm tại lớp) - Văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Đọc đoạn trích sai và trả lời câu hỏi:
- Chỉ ra và nêu tác dụng của ví dụ ở trong đoạn văn trên đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc ở nơi công cộng. Phương pháp thuyết minh của đoạn văn trên là gì?
- Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ, lị, thôi, cơ, vậy
- Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được Hen-ri, được cụ Bơmen cho biết ý định về một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống....
- Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi kí ? Dấu ấn hồi kí trong đoạn trích này thể hiện qua những câu văn nào và có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tình cảm của văn bản ?
- Trình bày bố cục của văn bản