Viết đoạn văn 10 dòng thuyết minh về cái phích có sử dụng 1 dấu ngoặc kép 1 dấu hai chấm 1 dấu ngoặc đơn
Đề bài: Viết đoạn văn 10 dòng thuyết minh về cái phích có sử dụng 1 dấu ngoặc kép 1 dấu hai chấm 1 dấu ngoặc đơn
Bài làm:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm (giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ). Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
Xem thêm bài viết khác
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “Xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân
- Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn Tôi đi học
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Cảm nhận về nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học
- Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)
- Soạn văn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Nội dung chính bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Nội dung chính bài: Nói giảm nói tránh
- Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội
- Nội dung chính bài: Trợ từ, thán từ