Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em trước vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ
Bài làm:
Lí Bạch được mệnh danh là thi tiên, là cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Những vần thơ của ông khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn. Dưới ngòi bút tuyệt sắc của mình, thác núi Lư hiện lên là bức tranh thiên nhiên vô cùng tuyệt mĩ.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Chỉ bằng vài nét vẽ, núi Hương Lô hiện lên vô cùng kì vĩ:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
(Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)
Ngọn núi Hương Lô nằm ở phía tây bắc của dãy Lư Sơn, là một ngọn núi cao giữa vùng núi non trùng điệp. Khi đứng từ xa quan sát trông núi giống như chiếc lư hương hùng vĩ. Ánh nắng mặt trời rực rỡ, chiếu rọi vào Hương Lô như sinh ra là khói tía huyền ảo. Nhìn từ xa như chiếc lư hương khổng lồ đang tỏa làn khói mờ ảo giữa không gian rộng lớn. Đó chính là sự khúc xạ ánh sáng, đỉnh núi cao được thắp lên luồng sáng với nhiều ánh sáng rực rỡ khác nhau, vô cùng lỗng lộng và kì ảo. Hơi nước bay lên đã phản quang lại ánh sáng mặt trời, chuyển thành màu tím huyền ảo. Câu thơ đã gợi ra một bức tranh với nhiều màu sắc: màu vàng của ánh nắng, màu xanh của núi rừng, màu tím của sương khói. Vừa thực mà vừa ảo, phải có sự quan sát tinh tế thì Lí Bạch mới họa lên dc bức tranh hùng vĩ và lãng mạn đến vậy!
Ba câu thơ tiếp theo, nhà thơ miêu tả đến ngọn thác trên núi Lư:
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Tác giả đã lựa chọn một vị trí đứng từ xa để bao quát toàn cảnh, để thấy được hết sự hùng vĩ của ngon thác. Câu thơ” Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” là một phát hiện sáng tạo của Lí Bạch. Đứng xa trông ngọn thác giống như một dòng sông treo trước mặt. Từ đỉnh núi cao, dòng thác như như một dòng sông mềm mại, như chiếc khăn lụa của người thiếu nữ mà ai vô tình treo trên ngọn núi. Bên cạnh sự hùng vĩ của ngọn núi là nét mềm mại, duyên dáng của dòng thác, điểm tô và làm nổi bật vẻ đẹp của núi rừng.
Câu thơ thứ ba đã chuyển bức tranh từ tĩnh sang động với sự xuất hiện âm thanh của thác nước. Nước từ trên đỉnh núi cáo đổ xuống từ ba ngàn thước, ta cảm nhận được sự dữ dội của dòng thác như đang đổ thẳng và tung bọt nước trắng xóa từ vách núi dựng đứng. Và đứng trước bức tranh tuyệt mĩ ấy, tác giả đã có sự liên tưởng kì lạ và vô cùng lãng mạn:
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Dòng thác ấy khiến tác giả ngỡ như dải Ngân Hà rơi từ chín tầng mây, như dải lụa đào trắng tinh khôi lạc xuống nhân gian. Dòng sông Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng. Chữ “lạc” được dùng rất đắt, như biểu thị sự mơ mộng của dải Ngân Hà vì say đắm trước cảnh đẹp trần gian mà lạc vào chốn này. Sự so sánh của Lí Bạch đã khiến cho dòng thác thêm nét huyền ảo, lung linh bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, làm say đắm lòng người. Ngắm dòng thác trên núi Hương Lô, ta như ngỡ lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh
Bằng ngòi bút điêu luyện và khả năng quan sát tinh tế, thi nhân đã cho người đọc những hình dung về sự kĩ vĩ, thơ mộng của thiên nhiên. Bức tranh ấy làm ta say đắm trước cảnh đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên và cảm phục tấm lòng, tài năng của thi tiên Lí Bạch.
Xem thêm bài viết khác
- Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho hợp lí
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ
- Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?
- Viết 1 đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (đề tài tự chọn)
- So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư
- Nội dung chính bài: Thành ngữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
- Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy được sử dụng.