6. Sinh vật và môi trường
6. Sinh vật và môi trường
-Giải thích sơ đồ hình 68.2 theo chiều mũi tên:
- Bảng 68.16.Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Đặc điểm |
Bài làm:
Giải thích sơ đồ hình 68.2:
- Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh) với từng cấp độ tổ chức sống.
- Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
- Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
Bảng 68.16
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. | Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. | Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). |
Đặc điểm | - Đặc trưng: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi. - Các mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng. | - Có tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài. - Số lượng cá thể luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học. - Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái. | - Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng nhất là quan hệ về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. - Dòng năng lượng được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ (bậc 1, 2, 3…) → sinh vật phân giải. |
Xem thêm bài viết khác
- Hãy ghép thành phần ở cột B với thành phần ở cột A để được một câu đúng
- Sử dụng quy ước dấu: vật thật d > 0, vật ảo d < 0
- Hãy giải thích tại sao các kim loại K, Na, Ca,... khi tác dụng với dung dịch muối lại không đẩy các kim loại đứng sau chúng ra khỏi dung dịch muối?
- Cho mạch điện có sơ đồ như hình 13.2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U=9 V, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Điều chỉnh biến trở Rb có giá trị 10 ôm để vôn kế chỉ 3V. Khi đó số chỉ của ampe kế là
- Hãy nêu lí do tại sao người ta chế tạo các loại đồng hồ đo như vậy? Trong thực tế còn có những loại đồng hồ đo các đại lượng điện nào khác?
- Giải VNEN khoa học tự nhiên 9 bài 34: Etilen - Axetilen
- Một bóng đèn khi đang được thắp sáng có điện trở 12 ôm, cường độ dòng điện chạy qua là 0,5 A. Khi đo hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây tóc là
- 1. Vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen, nhóm em hãy bố trí một thí nghiệm lai giống (động vật, thực vật) hoặc điều tra khảo sát về tính trạng/bệnh di truyền ở địa phương.
- Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dd CuSO4 và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
- Một bàn là điện loại 220 V - 1100 W, biết dây đốt nóng có chiều dài 1,2 m và tiết diện 0,03 mm vuông. Dây đốt nóng của bàn là này làm bằng chất có điện trở suất bằng bao nhiêu?
- Giải câu 1 trang 26 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên nguyên tố, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm I,II, VII. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố cho dưới đây và cho biết các nguyên tố đó thuộc nhóm nào?