Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (Trang 19 – 25 SGK)
Sau chiế tranh thế giới thứ hai kết thúc, khu vực Đông Bắc Á có sự biến đổi to lớn với sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên và sự thành lập nước CHDCND Trung Hoa. Vậy các quốc gia đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng? Mời các bạn cùng KhoaHoc đến với bài học “ các nước Đông Bắc Á”.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á.
- Là khu vực có diện tích lớn hơn 10 triệu Km2, đông dân nhất thế giới , có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, có nhiều tôn giáo khác nhau.
- Trước chiến tranh TG thứ hai, đa số các nước Châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề chủa các nước đế quốc thực dân (trừ Nhật Bản).
- Từ sau nam 1945, tình hình ở khu vực này có nhiều thay đổi:
- Năm 1949, sự thắng lợi của CM Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa. Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).
- Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc.
- Trong cuộc phát triển kinh tế, khu vực này đã đạt được những thành công rực rỡ: TQ trở thành cường quốc thế giới về kinh tế, chiếm 3 trong 4 con rồng kinh tế châu Á ( Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan).
II. Trung Quốc
1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959).
a. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa.
* Sự thành lập:
- Từ 1946 - 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản
- Ngày 20/07/1946, Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.
- Tháng 7/1946 đến tháng 6/1947:quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực,sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc. Cuối năm 1949, Đảng Quốc Dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan.
- Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
* Ý nghĩa:
- Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
- Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
- Tạo điều kiện nối liền CNXH từ Châu Âu sang Châu Á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
- HS tự đọc và tham khảo thêm.
2. Trung Quốc trong những năm không ổn định (1959 – 1978)
- HS tự đọc và tham khảo thêm
3. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2000)
Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối đổi mới với 4 nguyên tắc cơ bản và đã có những biến đổi cơ bản:
- Về kinh tế: Có bước tiến nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện.
- Về khoa học – kĩ thuật, văn hóa giáo dục: Trung Quốc đều đạt được những thành tựu quan trọng. Trung Quốc phóng 4 tàu Thần Châu vào vũ trụ từ năm 1999 – 2003. Tháng 10/2003, phóng thành công tàu có người lái vào vũ trụ.
- Về đối ngoại: từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới, có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Nêu những sự kiện chính trong những năm 1946 – 1949 dẫn tới việc thành lập nước CHND Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nhà nước này?
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 – 2000?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000?
Xem thêm bài viết khác
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám được thể hiện như thế nào?
- Sơ đồ tư duy bài 24 Lịch sử 12: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 24
- Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản?
- Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu sau thế kỉ XX?
- Hãy lập bảng tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương?
- Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước Bali (1976)?
- Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành mối lực lượng sản xuất trực tiếp?
- Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?
- Xô Viết Nghệ Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?
- Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)?
- Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945?
- Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?