-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên theo quy định mới nhất năm 2022 Cách tính tiền thai sản cho giáo viên
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên theo quy định mới nhất năm 2022 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên đã được pháp luật quy định rõ ràng trong chế độ nghỉ thai sản cho các lao động nữ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa rõ về các chế độ nghỉ thai sản và lỡ mất những quyền lợi mình đáng có. Để tìm hiểu thêm mời bạn đọc tham khảo chế độ thai sản của giáo viên dưới đây.
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên
1. Điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản của giáo viên
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên cũng giống với điều kiện nghỉ thai sản của người lao động nữ. Vậy nên theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của giáo viên như sau:
- Giáo viên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (khoản 2 Điều 31 Luật BHXH). Nếu phải nghỉ dưỡng thai theo yêu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm ít nhất 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Trường hợp nữ giáo viên không đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận con nuôi thì sẽ được hưởng các chế độ khi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý hoặc mẹ chết sau khi sinh dựa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
2. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội chế độ thai sản
Trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên được nhận một số khoản tiền trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Vậy cách tính tiền bảo hiểm xã hội của chế độ nghỉ thai sản như thế nào ? Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số thông tin như sau:
- Theo quy định của pháp luật hiện nay chế độ nghỉ thai sản của giáo viên sẽ được tính bao gồm khoản phụ cấp và trợ cấp cụ thể như trợ cấp thai sản một lần, chế độ thai sản phụ cấp đứng lớp (tùy từng trình độ giảng dạy, các ngành khác nhau mà giáo viên nghỉ thai sản có thể nhận phụ cấp đứng lớp từ 25-50%).
- Theo chế độ thai sản của giáo viên năm 2022, khi nghỉ sinh con, giáo viên không được nhận lương nhưng sẽ được hưởng mức trợ cấp thai sản một lần. Mức trợ cấp này sẽ bằng hai lần mức hưởng lương cơ sở hàng tháng của lao động nữ
(Theo quy định của Chính phủ thì hiện mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng).
Mức trợ cấp này theo chế độ nghỉ của giáo viên sẽ được tính riêng cho từng con, nếu sinh 02 con sẽ tính gấp đôi, 03 con sẽ tính gấp ba…
- Trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi giáo viên đó nghỉ thai sản.
Trong trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng trong thời gian nghỉ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được tính bằng bình quân tiền lương của tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Trong vòng 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức. Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ từ 05 - 10 ngày, mức tiền trợ cấp dưỡng sức mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở .
Bên cạnh đó giáo viên sẽ nhận thêm phụ cấp đứng lớp trong thời gian mang thai. Mức tính phụ cấp đứng lớp này sẽ được tính dựa trên mức lương được nhận.
3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên
Căn cứ theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 9 Quyết định 166/QĐ-BHXH, giáo viên và nhà trường cần chuẩn bị những thủ tục hồ sơ sau để nhận đầy đủ mức hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên:
Hồ sơ làm thủ tục hưởng thai sản khi sinh con:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau sinh không đủ sức khỏe để chăm con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết;
- Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh mẹ chết;
- Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
Hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện biện pháp tránh thai
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nếu điều trị ngoại trú;
- Giấy ra viện nếu điều trị nội trú.
Hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Hồ sơ hưởng chế độ đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con phải mổ, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Thời gian nộp hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ thai sản
- 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc giáo viên phải nộp hồ sơ cho nhà trường;
- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của giáo viên, phải nộp cho cơ quan bảo hiểm;
- Cơ quan bảo hiểm xã hội tất toán tiền thai sản cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.
Tóm lại, kể từ ngày nhận hồ sơ, tối đa trong vòng 20 ngày người lao động sẽ nhận được tiền thai sản nếu nộp đủ hồ sơ làm thủ tục hưởng chế độ nghỉ thai sản lên cơ quan bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên theo quy định mới nhất năm 2022 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần chia sẻ chi tiết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những quyền lợi thai sản mà mình được hưởng.
- Đáp án câu hỏi đánh giá module 9 THPT - Tất cả các môn Đáp án trắc nghiệm module 9 Trung học phổ thông
- Bài tập cuối khóa Module 9 THCS – Tất cả các môn Sản phẩm cuối khóa Module 9 THCS
- Ngân hàng Câu hỏi ôn tập module 9 tất cả các môn Đáp án module 9 - tất cả các môn
- Đáp án Module 9 THCS phần câu hỏi tương tác Câu hỏi tương tác Module 9
- Đáp án Module 9 Cán bộ quản lý cốt cán Đáp án mô đun 9 Tiểu học
- Đáp án Module 9 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ nhất Đáp án Mô đun 9 tất cả các môn
- Đáp án trắc nghiệm Module 7 Tiểu học Module 7 Tiểu học
- Đáp án tự luận Module 7 Tiểu học Module 7 Tiểu học
- Thầy/cô hãy phân tích mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực học đường Sản phẩm cuối khóa Module 7
- Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường Đáp án Module 7 Tiểu học
- Mẫu nhận xét môn Âm nhạc tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Mĩ Thuật tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Thủ công tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét môn Đạo đức tiểu học theo Thông tư 27 Nhận xét học bạ theo Thông tư 27