Bài tập cuối khóa Module 9 THCS – Tất cả các môn Sản phẩm cuối khóa Module 9 THCS

Nội dung
  • 3 Đánh giá

Bài tập cuối khóa Module 9 THCS – Tất cả các môn được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài tập cuối khóa Module 9 THCS – Tất cả các môn: Toán, Ngữ Văn, Tin học, Công nghệ, Khoa học tự nhiên…. bao gồm học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tin học và mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học giúp giáo viên hoàn thành mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.

Bài tập cuối khóa mô đun 9 Trung học cơ sở chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô giáo lấy ý tưởng hoàn thành bài.

1. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán THCS

BÀI TẬP CUỐI KHOÁ HỌC MÔ ĐUN 9

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

Sản phẩm 1

1. Học liệu số

TT

Học liệu

Định dạng

Tên file

1

Mô phỏng tỉ số lượng giác bằng phần mềm Geogebra

.ggb

SPS.020ba1.01.0202.BTCK.rar

2

Máy tính cầm tay giả lập

.exe

Sản phẩm 2.

Bản mô tả

Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN

Môn học/Hoạt động giáo dục: TOÁN; Lớp: 9

Thời lượng thực hiện: 02 tiết

Hình thức: Trực tuyến

I. MỤC TIÊU

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực

Năng lực tư duy và lập luận toán học

So sánh được các tỉ số giữa các cạnh trong tam giác vuông. Phát hiện được sự tương đồng giữa các tỉ số và thể hiện được kết quả của việc quan sát, từ đó học sinh phát hiện được định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Năng lực mô hình hoá toán học

Vận dụng được tỉ số lượng giác của góc nhọn để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn: Tính chiều cao tòa nhà, độ lớn góc tạo bởi thang và mặt đất

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Sử dụng được máy tính cầm tay để tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn và số đo góc, cạnh.

2. Phẩm chất

Trách nhiệm

Có ý thức xây dựng và thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Học liệu số:

· Tisoluonggiac.ggb

· fx-580VN X Emulator.exe

- Thiết bị điện tử:

· Laptop cá nhân

· Bảng viết điện tử

· Điện thoại thông minh

2. Chuẩn bị của học sinh

- Cài đặt sẵn phần mềm trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh: Geogebra

- Tải học liệu số và cài đặt sẵn trên máy tính cá nhân/điện thoại thông minh:

Tham khảo thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán THCS

2. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn THCS

TÊN BÀI DẠY: SỌ DỪA

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6

Thời lượng thực hiện: 02 tiết

(Dạy trực tiếp có ứng dụng công nghệ thông tin)

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được đề tài, chủ đề của văn bản.

– Nêu ấn tượng chung về văn bản.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian.

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết và phân tích đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

– Nêu được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

1.2 Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

2. Phẩm chất:

Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; tôn trọng sự khác biệt của người khác; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số:

– Các thiết bị dạy học:

+ Máy tính, hệ thống âm thanh và máy chiếu

+ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

– Học liệu số được sử dụng trong bài dạy:

+ Trình chiếu Powerpoint.

+ Hình ảnh sử dụng từ Kênh Youtube Truyền hình Vĩnh Long.

1. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số:

2. Tên hoạt động:Khám phá kiến thức:

2.1. Tìm hiểu cốt truyện “Sọ Dừa”: 20 phút.

a) Mục tiêu:

– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn; nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích (cốt truyện).

– Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập.

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

b) Nội dung:

– Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm:

– Phiếu học tập 1.

– Phần trình bày miệng về đặc điểm cốt truyện Sọ Dừa.

Tham khảo thêm tại đây: Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn THCS

3. Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn GDTC

MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG

HỌC LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Học liệu số

TT

Học liệu

Định dạng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Văn bản

PPT, DOCX

Powerpoint Hoạt động mở đầu. (PPTx). KHBD (Word)

(xây dựng kế hoạch theo cv 5512 và xây dựng kế hoạch kịch bản tiến trình dạy học Powerpoint)

2

Ảnh nhận lớp

jpg

https://i.vdoc.vn/data/image/2019/07/06/giao-an-the-duc-6-tiet-4-1.jpg

- Vào Goolg nhập địa chỉ trên để tải ảnh sau có mở ảnh copy vào Powerpoint phần nhận lớp ( slide 4) và bấm save.

2

Video

MP4

Video khởi động với nhạc( tải từ Yuoutube:

https://youtu.be/O0y4GkwagzQ

Trên Cốccốc nào Yuetube nhập địa chỉ:

https://youtu.be/O0y4GkwagzQ xuất hiện video khởi động bấm tải xuống và lưu về máy tính. Sau đó mở Powerpoint vào insent -> Movie -> Movie From file -> vào ổ chưa video ấn đúp chuột lúc này video sẽ được chuyển lên slide cần chèn -> sau đó ấn Save như vậy video đã được chèn vào trong Powerpoint . Đối với video khởi động này được sử dụng trong slide 3 phần khởi động. Khi trình chiếu chỉ cần bấm đúp chuột vào slidde 3 video sẽ chạy.

2. Bảng mô tả

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: BÀI THỂ DỤC

Bài 1: Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 1 –nhịp 11

Môn học/Hoạt động giáo dục: GDTC /Lớp:6

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học; có ý thức, chủ động tập luyện cá nhân, phát huy năng lực tự học trong tập luyện.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, biết hợp tác nhóm để thực hiện bài tập; Giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ bài học.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện

- Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được từ nhịp 1 đến nhịp 11 của bài thể dục liên hoàn.

2.Về phẩm chất:

Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất:

- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc tập luyện;

- Trung thực và trách nhiệm trọng luyện tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

- Giáo viên chuẩn bị: Giáo án điện tử Powerpoint (toàn bài), các video liên quan đến bài học: khởi động với nhạc, Bài thể dục từ nhịp 1- nhịp 11(tải trên Yuotube..) hình ảnh ....

- Học sinh: Máy tính, máy điện thoại smasphone kết nối kết nối intrenet và tải ứng dụng Zoom để tham gia học trực tuyến.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu:Tiếp nhận nhiệm vụ, làm nóng cơ thể, tạo tâm thế sẵn sàng cho người học ( chuyện trạng thái cơ thể từ “tĩnh” sang “động”)

b) Nội dung: Nhận lớp và thực hiện các động tác khởi động với nhạc

c) Sản phẩm: Tiếp nhận được nhiệm vụ học tập, hoàn thành lượng vận động khởi động.

d) Tổ chứcthực hiện: Gv kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung yêu cầu bài học

trình chiếu video khởi động với nhạc để HS quan sát thực hiện theo. Cụ thể:

Tham khảo thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn GDTC

4. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ THCS

TIẾT 17. BÀI 8. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

PHẨM CHẤT,

NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

STT của YCCĐ

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức công nghệ

– Nhận biết được cách lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

1

Sử dụng công nghệ

– Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến sử dụng và bảo quản trang phục, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

3

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết được các tình huống đặt ra.

4

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Phẩm chất chăm chỉ

Có ý thức chăm chỉ trong học tập

5

Phẩm chất trách nhiệm

Tích cực tham gia các hoạt động tập

6

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1. Khởi động

– Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

– Giấy A3, bút dạ, nam châm.

– Máy tính, ti vi

– Hình ảnh về một số trang phục: https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY

– Tập ghi chép

– Sưu tầm tranh ảnh về trang phục.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục

– Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

– Bút lông, giấy A3, kéo, băng dính 2 mặt (mỗi nhóm 1 bộ)

– Power point, máy tính, máy chiếu (Tivi)

– Bảng 8.1: Đặc điểm trang phục và hiệu ứng thẩm mĩ.

– Tập ghi chép

– Tranh ảnh về trang phục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

– Hình thức DH
– Thời gian

Mục tiêu

dạy học

(Mã hoá của YCCĐ hoặc STT)

Nội dung

hoạt động

(của HS)

PPDH, KTDH

Phương án
đánh giá

Phương án ứng dụng

CNTT

Dạng học liệu số

– Phần mềm tổ chức dạy học

– Thiết bị công nghệ

Phương pháp

Công cụ

Hoạt động 1: Khởi động

trực tiếp (10 phút)

(1)

(3)

(4)

Nhận biết về trang phục

Trực quan,

Đánh giá qua hồ sơ học tập

Phiếu

học tập

– Máy tính, ti vi

– Hình ảnh về một số trang phục:

Hoạt động 2:

Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục

trực tiếp (15 phút)

(2)

(3)

(4)

Lựa chọn trang phục

Dạy học theo nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn

– Đánh giá qua hồ sơ học tập

– HS các nhóm đánh giá chéo

Phiếu

học tập

– Power point, máy tính, máy chiếu, ti vi

Tham khảo thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ THCS

5. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tin Học THCS

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (Tiết 1)

(Sách kết nối kiến thức)

Môn: Tin học 6 (Thời lượng 1 tiết Online)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

  • Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1
  • Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

2. Năng lực

a. Năng lực tin học:

  • Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin trong máy tính.
  • Mô phỏng được việc mã hóa các dạng thông tin cơ bản (số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, ...) trong thực tế thành dãy bit.

b. Năng lực chung:

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với video gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.
  • Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.
  • Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bdy hc

GV

HS

Thiết bị

Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phòng máy tính, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi

Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phần mềm

Phần mềm chính: PowerPoint, google form, Quizizz

Phần mềm minh hoạ soạn thảo văn bản: Word

google form, Quizizz

2. Học liệu

  • Bài trình chiếu đa phương tiện
  • Phiếu giao học tập
  • Trò chơi Quizizz – Ngân hàng câu hỏi.

Tham khảo chi tiết tại đây: Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tin Học THCS

6. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Khoa học tự nhiên THCS

BÀI 31: THỰC HÀNH QUAN SÁT NGUYÊN SINH VẬT

Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp: 6

Thời lượng thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu

1. Năng lực

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

+ Trình bày được các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của trùng roi, trùng đế giày qua video

+ Vẽ được hình ảnh và ghi chú thích các bộ phận của trùng roi, trùng đế giày qua quan sát hình ảnh

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Quan sát hình ảnh về nguyên sinh vật.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành PHT

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ, có trách nhiệm trong việc thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập, bài thu hoạch.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

1/ Giáo viên

– Thiết bị: Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi

– Học liệu số:

+ Video mô tả đặc điểm của trùng roi, trùng giày đã được tích hợp trên powerpoint

+ Một số hình ảnh về nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày…)

+ File PP hỗ trợ hoạt động khởi động và quan sát và thực hành tìm hiểu kiến thưc mới.

Phần mềm: chuyển đổi văn bản thành giọng nói viettel AI, Chỉnh sửa video camtasia, phần mềm microsoft office, phần mềm chỉnh sửa ảnh paint.

Học liệu khác: Phiếu học tập.

Phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học trong kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên module 9

2/ Học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

BẢNG CHUỖI HOẠT ĐỘNG

Tên hoạt động

Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt

Nội dung

PP, KT dạy học

Phương án ứng dụng CNTT (Hình thức dạy học, phương tiện, phần mềm, học liệu số….

Mở đầu

HS nhắc lại kiến thức nguyên sinh vật, nhận biết một số hình ảnh nguyên sinh vật

HS quan sát hình ảnh và ghi lại tên các loài nguyên sinh vật đã quan sát được.

Trò chơi

Hình ảnh các nguyên sinh vật

Hình thành kiến thức mới/ Khám phá

Trình bày được các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của trùng roi, trùng đế giày qua video

HS quan sát video, hoàn thành PHT

Dạy học hợp tác/ thảo luận nhóm

Hình thức dạy học: trực tiếp

Phương tiện: Máy chiếu ( hoặc ti vi) máy tính xách tay.

Phần mềm: viettel AI, camtasia, phần mềm microsoft office, phần mềm chỉnh sửa ảnh paint

Học liệu số: video, hình ảnh.

Luyện tập

Vẽ hình trùng roi, trùng giày

HS vẽ hình trùng roi, trùng giày vào vở

Hoạt động cá nhân

Tham khảo thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 môn Khoa học tự nhiên THCS

7. Bài tập cuối khóa Module 9 môn GDCD THCS

BẢNG MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: TỰ LẬP
Môn: GDCD. Lớp 6
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. MỤC TIÊU.

PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

Trách nhiệm

Tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội.

2. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

3. Năng lực đặc thù

Nhận thức chuẩn mực hành vi

- Nêu được khái niệm tự lập;

- Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập;

- Hiểu vì sao phải tự lập.

Đánh giá hành vi của bản thân và người khác

Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

Điều chỉnh hành vi

Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày; hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

1. Thiết bị dạy học và học liệu số

(Các thiết bị dạy học và học liệu số tương ứng, phù hợp với hoạt động học nhằm đạt mục tiêu (yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà bài dạy hướng tới)

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, loa, camera, máy chiếu
  • Học liệu số: PowerPoint, hình ảnh, video

Tên hoạt động

Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt

Nội dung

PP, KT dạy học

Phương án ứng dụng CNTT (Hình thức dạy học, phương tiện, phần mềm, học liệu số….

Khởi động

Tạo được hứng thú với bài học.

Trả lời câu hỏi

Đàm thoại

- Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

- PowerPoint

Khám phá

- Nêu được khái niệm tự lập;

- Liệt kê các biểu hiện của người có tính tự lập;

- Hiểu vì sao phải tự lập.

- Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

- Xem tranh, xem video, hoàn thành sơ đồ tư duy

Đàm thoại

- Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

- PowerPoint

Luyện tập

Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

Hoàn thành phiếu bài tập

Đàm thoại

- Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

- PowerPoint

Vận dụng

Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày; hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

Lập kế hoạch

Dự án

- Máy tính, loa, camera, máy chiếu.

- PowerPoint

2. Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD theo phương án đề xuất

- File Power-point

- File hình ảnh

Bài tập cuối khóa Module 9 môn GDCD THCS

- File Mp4 https://www.youtube.com/watch?v=ENOKuc3MnCA

Tham khảo thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 môn GDCD THCS

8. Bài tập cuối khóa Module 9 môn Lịch sử - Địa lí THCS

Đề ra:

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lí có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

Bài làm

1. Sản phẩm 1: Học liệu số

- Lưu ý đối với một số học liệu số:

TT

Học liệu

Định dạng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Văn bản

PPT, PPTX, DOC, DOCX, PDF…

Yêu cầu 1: Đặt tên tập tin

Đặt tên tập tin theo đúng yêu cầu (Ví dụ: <MSHV>.BTCK.docx,…).

Yêu cầu 2: Kích thước tập tin

- Đối với tập văn bản, kích thước file không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 10MB, không quá 1000 từ,…).

- Đối với tập tin trình chiếu, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 50MB, từ 5-7 slides, có hình ảnh đẹp, phù hợp,…).

- Đối với tập tin hình ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 5MB, kích thước 800x1000 pixel,…).

- Đối với tập tin phim ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 100MB, từ 3 - 5 phút, độ phân giải từ 640x360,…).

- Đối với tập tin mô phỏng… hay các sản phẩm khác, cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu có liên quan với sản phẩm đã chọn.

Lưu ý:

- Đối với sản phẩm có chứa nhiều tập tin, cần nén lại thành một tập tin với định dạng nén (.zip hoặc .rar,…) và đặt tên <MSHV>BTCK.rar).

- Không được phép nộp sản phẩm dạng liên kết (link) bởi sản phẩm có thể bị mất.

2

Hình ảnh

PNG, JPG

3

Video

MP4

4

Mô phỏng

YKA

2. Sản phẩm 2: BẢN MÔ TẢ:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) (TIẾT 1)

Môn học: Lịch sử - Lớp 9

Thời lượng thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

  • Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri,...).
  • Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
  • Trình bày được sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.
  • Nội dung Hiệp định Giơ- ne –vơ.
  • Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

1. Về năng lực:

* Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm được tư liệu cho bài học.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về diễn biến chính, ý nghĩa của chiến dịch và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.

* Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được diễn biến chính của chiến dịch và giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch. Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc có những bước phát triển như thế nào?

2. Về phẩm chất

Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc.

  • Yêu nước: Câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
  • Trách nhiệm: Sưu tầm được tư liệu bài học.

Tham khảo thêm: Bài tập cuối khóa Module 9 môn Lịch sử - Địa lí THCS

Tài liệu tham khảo thêm:

Đáp án Module 9 THCS - Tất cả các môn

Đáp án Module 9 THPT

Bài tập cuối khóa Module 9 THCS – Tất cả các môn được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, hoàn thành tốt bài tập cuối khóa module 9 THCS. Ngoài ra Khoahoc cũng dành có chuyên mục dành cho giáo viên gồm những tài liệu được Khoahoc cập nhật liên tục, quý thầy cô hãy thường xuyên tương tác để nhận tài liệu miễn phí và nhanh nhất nhé.