Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn THCS Sản phẩm cuối khóa Module 9 THCS
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn THCS được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu nhằm hỗ trợ hỗ trợ các thầy cô hoàn thành sản phẩm cuối khoá module 9 một cách tốt nhất. Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý thầy cô cùng tham khảo, hoàn thành tốt bài tập cuối khóa module 9 THCS.
- Đáp án Module 9 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ nhất
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán THCS
- Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn GDTC
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ THCS
PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: SỌ DỪA
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6
Thời lượng thực hiện: 02 tiết
(Dạy trực tiếp có ứng dụng công nghệ thông tin)
I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được đề tài, chủ đề của văn bản.
– Nêu ấn tượng chung về văn bản.
– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian.
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
– Nhận biết và phân tích đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
– Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba
– Nêu được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.
1.2 Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
2. Phẩm chất:
Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; tôn trọng sự khác biệt của người khác; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số:
– Các thiết bị dạy học:
+ Máy tính, hệ thống âm thanh và máy chiếu
+ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
– Học liệu số được sử dụng trong bài dạy:
+ Trình chiếu Powerpoint.
+ Hình ảnh sử dụng từ Kênh Youtube Truyền hình Vĩnh Long.
1. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số:
2. Tên hoạt động:Khám phá kiến thức:
2.1. Tìm hiểu cốt truyện “Sọ Dừa”: 20 phút.
a) Mục tiêu:
– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn; nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích (cốt truyện).
– Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập.
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
b) Nội dung:
– Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm:
– Phiếu học tập 1.
– Phần trình bày miệng về đặc điểm cốt truyện Sọ Dừa.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | Học liệu số |
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: a. Sự việc chính: – Học sinh sắp xếp hình ảnh theo đúng thứ tự các sự việc trong truyện và điền các sự việc tương ứng với hình ảnh. – Học sinh làm phiếu học tập số 1. b. Kết thúc truyện: – Hãy đọc lại kết thúc truyện “Sọ Dừa”, em có nhận xét gì kết thúc của truyện cổ tích? – Kết thúc này thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta? * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: – HS quan sát hình sắp xếp theo đúng trình tự sự việc. – Dựa vào nội dung truyện để trả lời câu hỏi của gv * Bước 3. Báo cáo nhiệm vụ: – Học sinh điền phiếu học tập theo nhóm và trình bày kết quả. – Học sinh trả lời câu hỏi *Bước 4. Đánh giá và chuẩn kiến thức. + HS và GV nhận xét đánh giá. + GV chốt ý + Dùng thang đo để để đánh giá thái độ làm việc nhóm của học sinh. | a. Sự việc chính: – Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa. – Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông. – Sọ Dừa xin cưới cô Út, bỏ lốt xấu xí. – Sọ Dừa chăm học, đỗ trạng và đi sứ. – Hai cô chị ghen ghét, đẩy cô Út xuống biển. – Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát chết, sống trên đảo hoang. – Trên đường đi sứ về, Sọ Dừa gặp vợ trên đảo và đưa về nhà. – Hai cô chị thấy em còn sống xấu hổ bỏ đi biệt xứ. b. Kết thúc truyện: Kết thúc có hậu; thể hiện ước mơ của nhân dân (ước mơ đổi đời; mơ ước công bằng). | Sử dụng trình chiếu Powerpoint: – Tranh ảnh: được cắt từ video phim “Sọ Dừa” của Kênh Youtube Truyền hình Vĩnh Long. – Máy tính, máy chiếu. – Phiếu học tập (được trình chiếu). |
PHỤ LỤC:
1. Phiếu học tập:
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA HỌC SINH KHI LÀM VIỆC NHÓM:
STT | Tiêu chí | Xuất hiện | Không xuất hiện |
1 | Xác định rõ ràng nhiệm vụ thảo luận | o | o |
2 | Tích cực bàn bạc để phân công nhiệm vụ | o | o |
3 | Tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin trong nhóm | o | o |
4 | Tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công | o | o |
5 | Cả nhóm tích cực hoàn thành nhiệm vụ thảo luận | o | o |
6 | Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý. | o | o |
7 | Học sinh lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. | o | o |
RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài tập cuối khóa Module 9 môn Ngữ văn THCS được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô hoàn thiện nhanh chóng bài tập cuối khóa module 9 THCS. Ngoài ra Khoahoc cũng dành có chuyên mục dành cho giáo viên gồm những tài liệu được Khoahoc cập nhật liên tục, quý thầy cô hãy thường xuyên tương tác để nhận tài liệu miễn phí và nhanh nhất nhé.
- Lượt tải: 618
- Lượt xem: 5.421
- Dung lượng: 228,4 KB