Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
b) Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
(1) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
(2) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(3) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
(Thời gian là gì? trong Tạp chí Tia sáng)
(4) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Bài làm:
Các phép liên kết câu và liên kết đoạn được sử dụng trong mỗi trường hợp:
(1) Liên kết câu: Phép lặp từ "trường học"
Liên kết đoạn: Phép thế: "trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến" bằng" như thế".
(2) Liên kết câu: Phép lặp: "Văn nghệ"
Liên kết đoạn: Phép lặp: "sự sống"
(3) Liên kết câu: Phép lặp: " thời gian"," con người"
(4) Liên kết câu: Phép trái nghĩa: "yếu đuối" với "mạnh"; "hiền lành" với "ác"
Xem thêm bài viết khác
- Hãy ghi lại biên bản về một buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp em.
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
- Hãy nêu tên những bài thơ, bài văn hoặc đọc những câu thơ, câu văn hay nói về tình mẹ con mà em biết.
- Hoàn thành bảng tổng kết văn học nước ngoài vào vở theo mẫu sau:
- Soạn văn 9 VNEN bài 32: Bắc Sơn
- Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?
- Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa:
- Đọc đoạn 2 của bài thơ và cho biết hình tượng con cò trong đoạn thơ này biến đổi như thế nào so với đoạn 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong đoạn thơ là gì?
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Soạn văn 9 VNEN bài 22: Con cò