Chọn một trong hai đề sau và viết thành bài văn ngắn ( khoảng 2 trang):

  • 1 Đánh giá

II- Viết

Chọn một trong hai đề sau và viết thành bài văn ngắn ( khoảng 2 trang):

Đề 1: Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này

Đề 2: Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy

Bài làm:

Trong sách văn 6 tập 2, nói về nhân hậu em lại không kìm được mà nhớ tới hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn xinh xắn trên cánh đồng lúa chín vàng. Vì lý tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết những làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.

Lượm là câu bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, linh hoạt và rất lạc quan. Những câu thơ đầu hiện lên với một chú bé tinh nghịch, đáng yêu đang tung tăng trên cả đoạn đường dài:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Nét hồn nhiên, vui tươi được tác giả Tố Hữu khắc họa vô cùng chân thực đúng như chính con người, độ tuổi của Lượm.ậu có dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn “chú bé loắt choắt”, sự nhanh nhẹn còn thể hiện trong hành động của đôi chân, lúc nào cũng thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. Ở độ tuổi của mình, chú bé toát lên vẻ ngây thơ, hồn nhiên, nghịch ngợm, thể hiện trong chiếc ca lô đội lệch, miệng huýt sáo. Và trong cảm nhận, cậu bé như một con chim nhỏ nhảy trên những cánh đồng vàng:

“Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng…”

Không chỉ vậy, trong cuộc nói chuyện với tác giả, cậu bé còn nói về công việc liên lạc hết sức quan trọng mà cũng không kém phần hiểm nguy của mình. Tuy nhiên ở cậu lại toát lên sự hồn nhiên, lạc quan. Đưa tin liên lạc vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị giặc bắt, cũng có thể bị trúng đạn. Nhưng cậu bé lại thấy công việc của mình rất vui. Đồn Mang Cá là cứ điểm của quân giặc, một nơi nguy hiểm và đầy bạo tàn nhưng trong cái nhìn của cậu bé thì lại vui hơn ở nhà:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Chú bé cảm thấy vui với công việc của mình, cũng không sợ những hiểm nguy mà công việc mang lại. Đó là bởi tinh thần dũng cảm, kiên cường hơn người của người đội viên nhí. Ngoài ra, ở cậu còn có vẻ hóm hỉnh, hài hước. Trước khi đi làm nhiệm vụ, cậu bé đã chào tác giả và gọi đồng chí đầy đáng yêu, hài hước.

“Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi, chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

Với những hình ảnh đẹp, tác giả khắc họa rõ hình ảnh cậu bé đẹp và đầy những mơ ước. Sự gan dạ của cậu bé cũng không tránh khỏi sự truy đuổi của kẻ thù:

“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận,
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo”

Dưới sự truy đuổi của kẻ thù, cậu bé vẫn không quản ngại khó khăn, nguy hiểm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với sự gan dạ dó cậu vô tình trúng đạn, cái chết vô cùng nghiệt ngã giữa một cánh đồng:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Cái chết của cậu bé được tác giả miêu tả giữa cánh đồng thơm mùi hoa sữa. Một cậu bé ở độ tuổi còn biết nô đùa chạy nhảy mà giờ đã ra đi mãi mãi. Cậu bé nằm giữa đồng bàn tay vẫn nắm lấy từng bông lúa như thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mãi không tách rời. Tâm hồn cậu hòa lẫn vào thiên nhiên, sự ra đi thanh thản của cậu là tiếng thơm cho đời - tâm hồn trong sáng.

“Lượm ơi, còn không?”

Câu thơ là sự luyến tiếc, đau buồn của thời gian dành hết tình yêu thương cho cậu bé. Hình ảnh còn mãi với lòng người - một cậu bé nhanh nhẹn, cống hiến tuổi trẻ cho cách mạng dân tộc Việt Nam.

Lượm - hình ảnh khắc mãi trong tâm trí mỗi người dân tộc Việt Nam. Dù tuổi còn rất nhỏ, nhưng cậu bé thật gan dạ, kiên cường. Đó là một tấm gương sáng để lại tiếng thơm cho đời mãi mãi ngợi ca.

  • 79 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021