Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài Cô bé bán diêm
* Câu hỏi cuối bài
1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?
2. Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
3. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
4. Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;...).
5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống như những em bé mồ côi ở làng trẻ mồ côi SOS, những em bé vào hoàn cảnh một mình không nơi nương tựa:
Bài làm:
1. Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện cho ta biết được cảnh ngộ đáng thương của cô bé:
Câu chuyện lấy bối cảnh vào một đêm giao thừa rét buốt ở xứ ở Bắc u lạnh giá là hình ảnh của cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối, đối mặt với những trận gió bấc thổi vi vút, với cái lạnh thấu xương của tuyết phủ kín mặt đất và điều đáng thương hơn đó là cả ngày em chưa bán được bao diêm nào
2.
Những lần quẹt diêm | Mộng tưởng | Hiện thực |
1 | Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng | Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút |
2 | Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trăng tinh, trên bàn toàn bát địa vằng sứ quý giá và có cả một con ngống quay Ngỗng nhảy raz khởi đĩa mạnh cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phieas em | Xung quang những bức tường dày đặc và lạnh lẽo |
3 | Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tuiwoi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng | Chỉ có đầy trời đầy sao |
4 | Bà em đang mỉm cười với em | Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét |
5 | Bà nắm lấy tay em cả hay cùng bay vịt lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa | Em bé đã chết trên nền tuyết giá lạnh |
=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.
3. Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
4. Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:
Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm
Kiểu nhân vật: những người hiền lành
Truyện có ý nghĩa khuyên răng,dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan sẻ chia
5. Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn
+ Hành động: chúng ta có thể tổ chức các đoàn thăm, du lịch tới thăm và động viên các em, hỗ trợ việc làm,,,,
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Cô bé bán diêm
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống trang 58
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 20
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Câu hỏi giữa bài phần đọc hiểu bài Cô bé bán diêm
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Bức tranh của em gái tôi
- Câu hỏi giữa bài Điều giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
- Soạn Văn Tự đánh giá trang 61 - Cánh Diều Soạn bài tự đánh giá - Văn lớp 6
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài : Điều không tính trước
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Lượm
- Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.