Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
3. Thực hành đo nhiệt độ
- Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
- Hãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước rồi điền kết quả theo mẫu bảng 7.1
- Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?
- Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em
Bài làm:
- Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7.6. Bởi vì nhiệt độ sôi của nước lên tới 100 độ C, ta phải dùng những loại nhiệt kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 100 độ C. Trong hình 7.6 cả 3 loại nhiệt kế có GHĐ lần lượt là 45 độ C, 42 độ C và 40 độ C đều không phù hợp để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm
Để đo nhiệt độ cơ thể, có thể dùng được cả 3 nhiệt kế trong hình 7.6. Bởi GHĐ của cả 3 nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể con người.
- Học sinh tự thực hành đo nhiệt độ của hai cốc nước đã chuẩn bị trước. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 7.1.
Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:
- Dụng cụ: Có 2 cốc nước (nước lạnh và nước ấm); các nhiệt kế khác nhau.
- Tiến hành đo:
- Ước lượng nhiệt độ của 2 cốc nước;
- Lựa chọn nhiệt kế đo nhiệt độ của 2 cốc nước;
- Hiệu chỉnh nhiệt kế trước khi đo;
- Thực hiện phép đo nhiệt độ của 2 cốc nước;
- Đọc và ghi kết quả đo.
- Có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà Không có nhiệt kế nước, bởi vì: Rượu và Thủy ngân có thể co dãn vì nhiệt. Trong khi đó, nước dãn nở vì nhiệt không đều (khi tăng nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C thì nước co lại chứ không nở ra, chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4 độ C trở lên nước mới nở ra). Ngoài ra, nước có màu trong suốt, rất khó nhìn và xác định chính xác độ dãn nở.
- Cách đo nhiệt độ cơ thể:
- Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.
- Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Thực hiện phép đo.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 5: Đo khối lượng
- Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên, vai trò của nấm đối với đời sống con người
- Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng mà em biết
- Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus.
- Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
- Quan sát hình 22.5, hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên một số đại diện sinh vật thuộc mỗi giới
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 33: Đa dạng sinh học
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
- Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì? Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời...
- Tại sao khi rụng khỏi cành cây thì quả táo luôn rơi xuống mặt đất
- Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
- Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự