[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 11: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng
Hướng dẫn giải bài 11: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng trang 54 sgk khoa học tự nhiên 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Một số vật liệu thông dụng
- Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết
- Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1
- Quan sát mẩu dây điện, phin cà phê, đồ chơi lego, dây phanh xe đạp, tủ quần áo ở hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.1
2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu
- Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết một số tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thuỷ tinh và gốm. Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.2
- Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1.
Thí nghiệm 1: Rót một ít giấm ăn vào các cốc thuỷ tinh lần lượt chứa các vật liệu sau: đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao su, mầu đá vôi và mẩu sành. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Quan sát thí nghiệm 2, em hãy cho biết vật liệu nào dễ cháy và vật liệu nào dẫn nhiệt (cảm nhận qua dấu hiệu kẹp sắt bị nóng khi đốt).
Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt nóng các vật liệu sau trên ngọn lửa đèn cồn (sử dụng kẹp sắt để kẹp vật liệu khi đốt): đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, mẩu nhôm, miếng nhựa và mẩu sành. Chú ý khi kẹp sắt có dấu hiệu nóng thì không đốt nữa và cho vật liệu vào chậu nước tránh bị bỏng.
- Quan sát hình 11.3,11.4 và 11.5, em hãy cho biết những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng đó.
- Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
- Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay, em có nhận xét gì?
- Quan sát hình 11.6,11.7 và các thí nghiệm 3,4, em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su. Kể tên một số ứng dụng của cao su.
Thí nghiệm 3: Cho một đoạn dây cao su vào cốc nước nóng, sau đó lất ra rồi cho vào cốc nước nguội. Quan sát sự thay đổi hình dạng của dây cao su.
Thí nghiệm 4: Cho một viên tẩy nhỏ (cao su) vào cốc xăng. Quan sát hiện tượng xảy ra
- Tại sao vỏ dây điện thường được làm bằng nhựa hoặc cao su nhưng lõi dây điện làm bằng kim loại?
3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự bền vững
- Từ thực tế dùng với việc tìm hiểu thông tin qua sách báo và internet, em hãy cho biết cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn, hiệu quả.
- Em hãy tìm hiểu và cho biết cách sử dụng đó vật bằng cao su an taàn, hiệu quả.
- Những biện pháp nào được sử dụng để hạn chế sự hoen gỉ của kìm loại?
- Hãy kể tên một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững
- Hãy cho biết ưu điểm của một số vật liệu mới so với vật liệu truyền thống trong xây dựng
- Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường: pin, máy tính, túi ni lông, ống hút làm từ bột gạo
BÀI TẬP
1. Điền thông tin theo mẫu bảng sau:
2. Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững:
A. Gỗ tự nhiên B. Kim loại
C. Gạch không nung D. Gạch chịu lửa
3. Thiết kế một tấm áp phích tuyên truyền việc sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra những sản phẩm có ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày.