Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mẫu bảng 15.2
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước
- Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mẫu bảng 15.2
- Bước 1: Lấy 5 cốc thủy tinh 250 ml đánh số từ 1 - 5,cho vào mỗi cốc 100 ml nước ở nhiệt độ khác nhau. Cốc 1 đựng nước lạnh, cốc 2 đựng nước ở nhiệt độ thường, các cốc 3, 4, 5 đựng nước nóng.
Chuẩn bị 15 viên đường phèn có kích thước tương đương nhau.
Nghiền nhỏ 3 viên, để riêng.
- Bước 2: Cho vào các cốc 1 - 4, mỗi cốc 3 viên đường phèn.
Cho 3 viên đường phèn đã nghiền nhỏ vào cốc 5. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều cốc 4 và 5. Dùng đồng hồ bấm giây ghi lại thời gian từ khi bắt đầu cho đường vào mỗi cốc cho đến khi đường tan hết trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất.
- Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhất, chậm nhất? Giải thích
Bài làm:
- Học sinh tự tiến hành thí nghiệm, kẻ bảng theo mẫu bảng 15.2, ghi lại thời gian đồng hồ bấm giây đo được từ khi bắt đầu cho đường và mỗi cốc cho đến khi đường tan hết trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất
- Đường ở cốc nước số 1 tan chậm nhất. Đường ở cốc nước số 5 tan nhanh nhất
Bởi vì cốc số 1 là cốc nước lạnh, viên đường to và không được khuấy đều. trong nước lạnh các phân tử nước chuyển động chậm, đồng thời các phân tử đường to và không được khuấy đều nên các phân tử đường khó khăn xen vào giữa các phân tử nước nhanh chóng. Vậy nên mất thời gian lâu nhất
Ngược lại ở cốc nước số 5 là cốc nước nóng, các viên đường đã được nghiền nhỏ và được khuấy đều. Vậy nên chuyển động giữa các phân tử nước và đường sẽ nhanh chóng xen vào nhau tạo ra hỗn hợp đồng nhất chỉ trong một thời gian ngắn
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 45.3 và cho biết các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không? Vì sao?
- Em hãy mô tả sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.
- Giới thiệu bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
- Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- Khi phơi lúa, hạt lúa nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?
- Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?
- Giải sinh học 6 chân trời sáng tạo
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 17: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
- Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì? Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời...
- Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.