-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Đề 1 bài viết tập làm văn số 6 lớp 6: Tả người gần gũi
Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình. (Đề số 1 trong bài tập làm văn số 6 lớp 6)
Bài làm:
Mẹ là người đã sinh ra và nuôi lớn em, luôn dành cho em tình yêu thương bao la và những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Bởi lẽ đó, đối với em, mẹ chính là người em thương và gần gũi nhất trong gia đình.
Năm tháng trôi đi, những khó khăn và vất vả đời thường làm phai mờ tuổi trẻ. Mẹ có thể đã không còn trẻ trung và xinh đẹp như bao người phụ nữ khác, nhưng trong mắt em, hình ảnh mẹ vẫn đẹp vô cùng. Dáng người mẹ cao gầy với làn da ngăm ngăm bánh mật. Làn da qua bao ngày dầm mưa dãi nắng, chẳng còn dấu vết của tuổi thanh xuân năm nào. Đôi bàn tay mẹ cũng thô ráp bởi những nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh. Dẫu thế, nhưng đôi tay mẹ dù là trong ký ức hay hiện tại, vẫn ấm áp đến nhường nào. Vẫn nhớ như in đôi bàn tay gầy gầy xương xương đó đã nắm tay em bước những bước đi chập chững, đôi bàn tay vỗ về và ôm lấy em khi em buồn bã hay lúc vui vẻ. Khuôn mặt mẹ vẫn luôn phúc hậu như thế, nụ cười đằm thắm hiền lành. Khi cười, đôi mắt mẹ lại ánh lên nét rạng rỡ, những vết chân chim nơi khóe mắt xô lại. Có đôi khi ngắm nhìn nụ cười mẹ, em chợt thảng thốt, mẹ đã vất vả đến thế rồi. Mái tóc vẫn dài, mượt lắm nhưng đôi khi chợt nhận ra đôi ba sợi tóc trắng. Mẹ luôn vấn mái tóc gọn gàng sau gáy bằng chiếc kẹp tóc xinh xinh. Mẹ tuy chỉ là một công nhân rất đỗi bình thường, nhưng luôn ăn mặc rất gọn gàng, giản dị mà không hề khiến người khác cảm thấy khó chịu. Mẹ luôn răn dạy rằng, ăn mặc như thế nào cũng thể hiện thái độ và sự tôn trọng của mình đối với người khác.
Cả cuộc đời của mẹ, là những tháng ngày tần tảo vì gia đình và con cái. Tuy gia đình em không hề giàu có, mẹ cũng chỉ là một người làm công hết sức bình thường, nhưng mẹ luôn cố gắng để cho em có một cuộc sống thật đầy đủ. Em sao có thể quên những sáng sớm tinh mơ rét mướt, mẹ luôn là người dậy sớm nhất, nấu cơm sáng cho cả nhà, rồi lại tất bật đi làm cho kịp giờ. Thấy bạn bè có đồ dùng học tập hay đồ chơi mới, mẹ cũng gom góp để mua cho em được bằng bạn bằng bè. Và có lẽ, khiến em thương mẹ hơn bao giờ hết là những ngày em ốm. Mẹ lo lắng, chăm sóc cho em từng miếng cháo, từng viên thuốc. Thậm chí mẹ thức trắng đêm để trông em, đôi mắt mẹ đỏ ngầu nhưng nơi sâu thẳm đó ngập tràn tình yêu thương vô bờ bến.
Mẹ trong mắt mọi người có thể chỉ là một người phụ nữ bình thường, nhưng trong trái tim em, mẹ thật phi thường. Mẹ như ánh sao ấm áp lạ thường, sưởi ấm và dẫn lỗi em trên mỗi nẻo đường. Em đã tự nhủ, phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời ông bà bố mẹ, học chăm chỉ, giỏi giang để mẹ được vui lòng.
Xem thêm bài viết khác
- Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học
- Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài: Mưa
- Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy thích hợp
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ hiền dạy con
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
- Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy đoạn?
- Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó
- Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
- Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
- Dàn ý chi tiết bài viết số 6 ngữ văn lớp 6: văn tả người
- Hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh