Đề 16: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018

  • 1 Đánh giá

Đề 16: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.

Câu 1: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là

  • A. có giá trị lớn về thủy điện.
  • B. chằng chịt, cắt xẻ đồng bằng thành những ô vuông.
  • C. lượng nước hạn chế và ít phù sa.
  • D. ít có giá trị về giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

Câu 2: Công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở Đông Nam Bộ góp phần rất lớn vào việc phát triển của vùng là

  • A. Trị An.
  • B. Thác Mơ.
  • C. Cần Đơn.
  • D. Thủ Đức.

Câu 3: Vấn đề nổi bật trong sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

  • A. đắp đê ngăn lũ.
  • B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
  • C. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.
  • D. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác.

Câu 4: Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?

  • A. 8 hải lý
  • B. 10 hải lý
  • C. 12 hải lý
  • D. 14 hải lý

Câu 5: Điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
  • B. Tốc độ phát triển khá cao.
  • C. Có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, nhưng đang tăng lên.
  • D. Phát triển chủ yếu là các ngành có công nghệ cao.

Câu 6: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 7: Vào đầu mùa hạ, ở miền Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn là do

  • A. gió tín phong ở nửa cầu Nam hoạt động mạnh.
  • B. sự kết hợp hoạt động giữa gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
  • C. tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương.
  • D. tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến ở bán cầu Nam.

Câu 8: Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có

  • A. số tỉnh, thành phố ít nhất.
  • B. ít thành phố trực thuộc Trung ương nhất.
  • C. số dân đông nhất.
  • D. diện tích nhỏ nhất.

Câu 9: Một số vùng công nghiệp còn chậm phát triển là do nơi đó

  • A. thiếu đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường.
  • B. tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
  • C. thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
  • D. kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lý không thuận lợi.

Câu 10: Khó khăn làm cho hệ thống đường sông ở nước ta mới chỉ được khai thác ở mức thấp là do

  • A. phương tiện vận tải hạn chế.
  • B. sự thất thường về chế độ nước.
  • C. sự lắng đọng phù sa và chế độ dòng chảy thất thường.
  • D. nguồn hàng cho vận tải ít.

Câu 11: Vai trò của Quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt kinh tế biển.
  • B. Có tiềm năng góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển.
  • C. Có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo quốc gia
  • D. Cả 03 phương án trên.

Câu 12: Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp là do vùng này có

  • A. năng suất lúa thấp.
  • B. sản lượng lúa không cao.
  • C. số dân rất đông.
  • D. diện tích đồng bằng nhỏ.

Câu 13. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là :

  • A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
  • B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
  • C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
  • D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Câu 14: Ngành Bưu chính muốn đạt trình độ hiện đại, cần phát triển theo hướng

  • A. đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
  • B. giảm lao động thủ công.
  • C. tăng cường hoạt động công ích.
  • D. đẩy mạnh tin học hoá và tự động hoá.

Câu 15: Để phân loại các đô thị, nước ta dựa vào một trong những tiêu chí sau:

  • A. lịch sử hình thành.
  • B. cơ cấu dân số theo các ngành kinh tế.
  • C. trình độ về cơ sở hạ tầng.
  • D. tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

Câu 16: Dựa vào trang 4 và 5 Atlat Địa lý Việt Nam, quốc gia có đường biên giới dài nhất với nước ta là

  • A. Thái Lan.
  • B. Campuchia.
  • C. Lào.
  • D. Trung Quốc.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Môc̣ Châu thuộc khi vực đồi núi nào sau đây?

  • A. Đông Bắc
  • B. Tây Bắc
  • C. Trương Sơn Bắc
  • D. Trương Sơn Nam

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết Đồng bằng Bắc Bộ thuộc miền tự nhiên nào sau đây?

  • A. Miền Nam Trung Bô ̣vàNam Bộ
  • B. Miền Bắc
  • C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
  • D. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, khu vưc̣ đồi núi Tây Bắc theo lắt cắt điạ hình từ C đến D (C-D) có đặc điểm địa hình là

  • A. thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi cao.
  • B. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông.
  • C. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông.
  • D. cao dần từ đông sang tây, nhiều đinh̉ núi thấp, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 20: Dựa vào biểu đồ "Khách du lịch và doanh thu du lịch" ở trang 25 Atlat Địa lý Việt Nam, nhận xét nào không đúng về khách du lịch và doanh thu du lịch của nước ta giai đoạn 1995 – 2007?

  • A. Khách du lịch và doanh thu du lịch đều tăng.
  • B. Khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa.
  • C. Khách nội địa nhiều hơn khách quốc tế.
  • D. Doanh thu du lịch có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khách du lịch.

Câu 21: Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào

  • A. sự phong phú của thức ăn trong rừng.
  • B. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó.
  • C. sự phong phú của hoa màu lương thực.
  • D. sản phẩm phụ của chế biến thủy sản.

Câu 22: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

  • A. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
  • B. một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
  • C. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
  • D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.

Câu 23: Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán ở nước ta ngày càng được mở rộng theo hướng

  • A. đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá.
  • B. mở rộng vào thị trường Bắc Mỹ.
  • C. tiến vào thị trường Nga.
  • D. tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Câu 24: "Khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình < 180C" là đặc điểm khí hậu của thiên nhiên

  • A. phần lãnh thổ phía Nam.
  • B. vùng biển và thềm lục địa.
  • C. phần lãnh thổ phía Bắc.
  • D. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 25: Vùng núi nào có các dãy núi song song và so le nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Trường Sơn Bắc.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 26: Ý nào sau đây không đúng khi đánh giá về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?

  • A. Làm cho độ ẩm không khí đạt trên 80%, lượng mưa trung bình 1500mm/năm.
  • B. Làm giảm sự khô hạn trong mùa đông, làm dịu thời tiết nóng bức vào mùa hạ.
  • C. Làm cho khí hậu biến động phức tạp và phân hóa đa dạng
  • D. Khí hậu mang tính chất hải dương, điều hòa hơn

Câu 27: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp là

  • A. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.
  • B. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
  • C. ngăn chặn nạn du canh du cư.
  • D. chống suy thoái và ô nhiễm đất.

Câu 28: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng kinh tế có những thế mạnh tương đồng về

  • A. trồng cây công nghiệp lâu năm.
  • B. phát triển chăn nuôi gia súc.
  • C. khai thác tài nguyên khoáng sản.
  • D. khai thác lâm sản.

Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu nào giúp Duyên hải Nam Trung Bộ trở thành vùng có điều kiện thuận lợi nhất nước trong xây dựng các cảng biển?

  • A. Nằm ở vị trí trung chuyển của cả nước.
  • B. Núi lan ra sát biển tạo nên nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.
  • C. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
  • D. Thềm lục địa bị thu hẹp nên biển có độ sâu lớn.

Câu 30: Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm vì

  • A. đồng cỏ nước ta còn nhỏ hẹp.
  • B. nuôi trâu có hiệu quả kinh tế thấp hơn nuôi bò.
  • C. khí hậu không thích hợp.
  • D. nhu cầu về sức kéo giảm.

Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho dãy núi Hoàng Liên Sơn có đai ôn đới gió mùa?

  • A. Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.
  • B. Vĩ độ cao.
  • C. Độ cao địa hình.
  • D. Ảnh hưởng của gió tây ôn đới.

Câu 32: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là gì?

  • A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
  • B. Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
  • C. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.
  • D. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.

Câu 33: Mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chính là do Đồng bằng sông Hồng

  • A. có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.
  • B. có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.
  • C. có nghề trồng lúa nước phát triển hơn.
  • D. có lịch sử khai thác sớm hơn.

Câu 34: Tác dụng của hoạt động đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là

  • A. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản.
  • B. giúp bảo vệ vùng biển.
  • C. làm giảm sản lượng thủy sản nuôi trồng.
  • D. bảo vệ được vùng thềm lục địa

Câu 35: Sự tăng nhanh của nguồn lao động sẽ

  • A. đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu lao động.
  • B. tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn lao động.
  • C. tạo điều kiện để phân bố lại lao động.
  • D. gây sức ép cho việc giải quyết việc làm.

Câu 36: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO MÙA VỤ NƯỚC TA

(đơn vị: nghìn ha)

Năm

Tổng số

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lúa mùa

2010

7489

3086

2436

1967

2014

7816

3116

2734

1966

Sau khi xử lý số liệu, để thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta qua 2 năm trên, cần phải vẽ

  • A. biểu đồ đường.
  • B. biểu đồ tròn.
  • C. biểu đồ miền.
  • D. biểu đồ cột.

Câu 37: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NĂM 2014

Vùng

Diện tích lúa (nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

1122

6760

Đồng bằng sông Cửu Long

4249

25246


Năm 2014, so với Đồng bằng sông Cửu Long thì năng suất lúa (tạ/ha) của Đồng bằng sông Hồng

  • A. thấp hơn.
  • B. cao hơn.
  • C. bằng nhau.
  • D. cao gấp 1,5 lần.

Câu 38: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU GIAI ĐOẠN 2000 – 2014

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2000

2005

2010

2014

Cả nước

413,8

482,7

740,5

978,9

Đông Nam Bộ

272,5

306,4

433,9

626,5


Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng cao su của cả nước và Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2014?

  • A. Diện tích gieo trồng cao su của cả nước tăng nhanh hơn Đông Nam Bộ.
  • B. Diện tích gieo trồng cao su của cả nước và Đông Nam Bộ đều tăng.
  • C. Năm 2014, trong cơ cấu diện tích gieo trồng cao su của cả nước, Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng nhỏ.
  • D. Tỉ trọng diện tích cây cao su của Đông Nam Bộ năm 2014 có giảm so với năm 2000.

Câu 39: Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2014

(Đơn vị: %)

Năm

2000

2006

2009

2014

Phân bón hóa học

100,0

180,4

195,0

136,5

Than

100,0

334,5

380,2

365,5

Điện

100,0

216,9

301,9

430,7


Nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2014?

  • A. Điện và than có tốc độ tăng đều qua các năm.
  • B. Than có tốc độ tăng chậm nhất.
  • C. Phân bón hoá học có xu hướng giảm tốc độ.
  • D. Điện có tốc độ tăng nhanh nhất.

Câu 40: Dựa vào biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Sản lượng phân theo ngành và giá trị sản xuất của ngành thủy sản nước ta từ 2005 – 2010.
  • B. Cơ cấu ngành thủy sản nước ta từ 2005 – 2010.
  • C. Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nước ta từ 2005 – 2010.
  • D. Qui mô và cơ cấu ngành thủy sản nước ta từ 2005 – 2010.
Xem đáp án
  • 8 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021