Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 5

  • 1 Đánh giá

Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 chỉ còn khoảng một tháng nữa đã diễn ra. Đến thời điểm này, các bạn cần tập trung ôn tập các dạng đề. Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 5

Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.

Câu 2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 3. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật

Câu 5. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 6. Ông A là ngươi có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã.

A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:

A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 8. Chị A nghỉ sinh theo chế độ thai sản, khi đến cơ quan để tiếp tục làm việc thì chị nhận quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này chị A làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình?

A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào là áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 10. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trong trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo, phạt tiền chị B.
B. Cảnh cáo và buộc chị B bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
C. Không xử lí chị B vì chị B là người đi xe đạp.
D. Phạt tù chị B.

Câu 11. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau.
B. đều có nghĩa vụ như nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 13. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. trách nhiệm chính trị.

Câu 14. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát.Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại.Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ mất sớm. Hỏi.Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?

A.Có thể khác.
B. Ngang nhau.
C. Bằng nhau.
D. Như nhau.

Câu 15. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là

A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 16. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 17. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 18. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

Câu 19. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .

Câu 20. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm.

Câu 21. Sau giờ học trên lớp, Nam (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Nam thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền tự do, dân chủ của Nam.
C. sự tương thân tương ái của Nam.
D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 22. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. quyền bình đẳng giữa các công dân.
D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân

Câu 23. Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội
C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án
D. Chỉ được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Câu 24. Nhận định nào sau đây sai?

A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật
B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
C. Không ai được bắt và giam giữ người
D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật

Câu 25. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng
B. Thực hiện tội phạm nghiêm trọng
C. Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng
D. Thực hiện tội phạm

Câu 26. Nhận định nào sau đây đúng?

Khi có người ................là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

A. Chính mắt trông thấy.
B. Xác nhận đúng
C. Chứng kiến nói lại.
D. Tất cả đều sai

Câu 27. Nhận định nào sai? Phạm tội quả tang là người

A. Đang thực hiện tội phạm.
B. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thí bị phát hiện.
C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt
D. Ý kiến khác

Câu 28. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến cơ quan

A. Công an
B. Viện kiểm sát
C. Uỷ ban nhân dân gần nhất
D. Tất cả đều đúng

Câu 29. Nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung thuộc

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Câu 30. Qui định về người có quyền khiếu nại, tố cáo là một nội dung thuộc

A. Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo
C. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo

Câu 31. Nhận định nào sai.Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Tình trạng pháp lý
C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 32. Nhận định nào sai.Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử

A. Người bị khởi tố dân sự
B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án
C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương
D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án

Câu 33. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử
C. Quyền kiểm tra, giám sát
B. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 34. Mục đích của quyền tố cáo nhằm .......các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà

nước, tổ chức và công dân.

A. phát hiện, ngăn ngừa
B. phát sinh
C. Phát triển, ngăn chặn
D. phát hiện, ngăn chặn

Câu 35. Nhận định nào sai.Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

A. Người đang chấp hành hình phạt tù
B. Người đang bị tạm giam
C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án
D. Người mất năng lực hành vi dân sự

Câu 36. Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là:

A. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau.
B. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Mọi công dân đều phải đóng học phí.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 37. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để

A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành
B. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số
D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước

Câu 38. Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?

A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi m ặt
B. Có mức sống đầy đủ về vật chất
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền

Câu 39. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ tr ống là

A. quyền sở hữu trí tuệ.
B. quyền sở hữu công nghiệp
C. quyền sáng tác.
D. quyền tự do sáng tác

Câu 40. Quyền học tập của công dân có nghĩa là công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào theo

A.sở thích.
B.nguyện vọng.
C.năng khiếu
D. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện bản thân

----------------------------------- Hết --------------------------------------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 9 lượt xem