Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
4. Tìm hiểu về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
a) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(1) Những từ ngữ nào trong văn bản thể hiện rõ thái độ và tình cảm của tác giả?
(2) Em có nhận xét gì về việc sử dụng các kiểu câu trong văn bản (kiểu câu nào được dùng nhiều, mục đích của tác giả khi sử dụng những kiểu câu đó)?
(3) Ngoài những từ, cụm từ, kiểu câu, theo em còn có yếu tố nào khác góp phần tạo nên tính chất biểu cảm của văn bản trên?
(4) Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố biểu cảm nhưng văn bản trên có phải là văn bản biểu cảm không? Vì sao?
(5) Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy nhận xét về tác dụng của việc sử dụng những yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Bài làm:
(1) Những từ ngữ trong văn bản thể hiện rõ thái độ và tình cảm của tác giả:
Từ ngữ: hỡi, muốn, nhân nhượng, quyết tâm, thà, nhất định, hễ là, ai cũng phải,…
Những câu văn cảm thán:
- Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
- Hỡi đồng bào toàn quốc !
- Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quân Ị
- Hỡi đồng bào !
- Chúng ta phải đứng lên !
(2) Trong văn bản, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn cảm thán, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Tác giả sử dụng những câu văn cảm thán, biểu cảm nhằm nhấn mạnh thái độ, quan điểm của mình và khơi gợi tình cảm, cảm xúc mãnh liệt nơi người đọc, người nghe.
(3) Ngoài những từ, cụm từ, kiểu câu thì những yếu tố như giọng điệu, biện pháp tu từ điệp ngữ, phép liệt kê,… cũng góp phần tạo nên tính chất biểu cảm của văn bản.
(4) Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố biểu cảm nhưng văn bản trên vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm.
Bởi vì những tác phẩm này viết ra nhằm mục đích nghị luận chứ không phải biểu cảm (nêu quan điểm, ý kiến bàn luận phải trái, đúng, sai, nên suy nghĩ, sông và hành động như thế nào). Trong hai văn bản này, các yếu tố biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.
(5) Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
Xem thêm bài viết khác
- Đọc phần giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù và nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đề từ của tập nhật kí:
- Những văn bản trên có điểm nào giống và khác nhau về hình thức và nội dung?
- Em đã được học bài thơ nào của Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc? Hãy đọc và nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác trong bài thơ đó.
- Vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt, em hãy giải thích nghĩa của từ tường trình.
- Soạn Văn 8 VNEN bài 30: Văn bản tường trình Soạn Văn 8
- Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Vì sao?
- Lập bảng thống kê những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8 theo mẫu sau:
- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
- Các nhóm cùng trao đổi để bổ sung, hoàn thiện sơ đồ sau:
- Xác định lượt lời của các nhân vật trong đoạn trích sau. Sự im lặng của nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng, thái độ gì?
- Tại sao nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
- ) Nhân vật trữ tình trong các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, ...