Soạn văn 8 VNEN bài 28: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
Soạn văn bài: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 81. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Theo em, thế nào là hài kịch?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
2. Tìm hiểu văn bản
a, Lớp kịch gồm mấy cảnh? Hãy tóm tắt nội dung của từng cảnh
b) Chỉ ra những sự việc, chi tiết bộc lộ tính cách của các nhân vật trong từng cảnh.
c) Qua việc khắc họa những tính cách đó, Mô – li – e muốn bày tỏ quan điểm, thái độ gì?
d) Tính cách của ông Giuốc – đanh được khắc họa ở mỗi cảnh có sự phát triển như thế nào? Ông đã bị lợi dụng ra sao?
e) Những lí do nào khiến cho càng về sau lớp kịch càng trở nên sôi động và lôi cuốn? Hãy chọn phương án đúng.
(1) Số lượng nhân vật đông hơn
(2) Các nhân vật thực hiện nhiều động tác dồn dập.
(3) Âm thanh nhộn nhịp tưng bừng.
(4) Cách nịnh nọt ông Giuốc – đanh của các thợ phụ.
(5) Các chú thợ phụ hò reo, nhảy múa.
C. Hoạt động luyện tập
Sau khi học xong lớp kịch “Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục”, có ý kiến cho rằng đặt trong hoàn cảnh xã hội Pháp lúc bấy giờ và điều kiện của gia đình Giuốc – đanh, chúng ta cũng nên có một chút cảm thông đối với nhân vật. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
2. Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
a) Tham khảo một số đề bài sau:
(1) Trang phục và văn hóa
(2) Vai trò của ước mơ
(3) Sức mạnh của lời động viên
(4) Lỗi lầm và sự tha thứ.
b) Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm chọn một đề tài và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Xác định yêu cầu của đề bài
(2) Xác định các luận điểm cần có để triển khai bài viết.
(3) Xác định những yếu tố tự sự, miêu tả có thể đưa vào bài viết.
c) Lựa chọn một trong số những luận điểm mà nhóm đã xác lập để triển khai viết một đoạn văn trong đó có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
3. Luyện tập về lựa chọn trật tự từ trong câu
a) Trật tự các từ, các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ gì giữa chúng?
(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trương bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
2) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
b) Những cụm từ in đậm trong các câu sau có tác dụng gì?
(1) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)
c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
(Em bé thông minh)
c) Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
d) Hãy viết một đoạn văn, trong đó có khoảng 2- 3 câu mà trật tự từ được sắp xếp theo mục đích sau: liên kết câu; nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
D. Hoạt động vận dụng
1. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn gặp những người có tính cách giống đám thợ phụ. Theo em, cần ứng xử với những người này như thế nào?
2. Cho tình huống sau: Một người bạn thân của em học giỏi nhưng gia đình rất khó khăn. Bạn ấy muốn bỏ học và tìm công việc nào đó để giúp đỡ bố mẹ.
Em hãy viết một bức thư thuyết phục bạn ấy không nên nghỉ học (lời thuyết phục có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để tăng tính hiệu quả).
3. Trong tình huống thầy (cô) giáo kiểm tra bài tập về nhà nhưng một bạn học sinh vì nhầm thời khóa biểu nên chưa làm, bạn đó có thể nói:
a) Thưa thầy (cô) em chưa làm bài tập vì soạn nhầm thời khóa biểu ạ.
b) Thưa thầy (cô), vì soạn nhầm thời khóa biểu nên em chưa làm bài tập ạ!
Nếu là em, em sẽ chọn:
- Cách nói trong câu a). Lí do…
- Cách nói trong câu b). Lí do…
- Một trong hai cách nói đều được. Lí do:…
- Cách nói khác. Lí do…
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
- Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như : “Anh ăn cơm chưa?”. “Cậu đọc sách đấy à?”. “Em đi đâu đấy?” không nhằm mục đích để hỏi...
- Soạn văn 8 VNEN bài 28: Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
- Lựa chọn một văn bản nghị luận đã học hoặc đã đọc và tìm hiểu về việc trình bày luận điểm trong văn bản đó.
- Những sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa giữa chúng?
- Từ hình tượng nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em rút ra kinh nghiệm gì về việc đọc sách?
- Sau đây là những lưu ý về tác dụng của trật tự từ của câu. Hãy khoanh tròn vào (Đ) hoặc sai (S) với từng nhận xét:
- Ghi lại một đoạn hội thoại ngắn (khoảng 3- 4 hành động nói) giữa một người bán hàng và một người mua hàng.
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Văn bản thông báo được dùng khi nào?
- Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
- Chỉ ra những sự việc, chi tiết bộc lộ tính cách của các nhân vật trong từng cảnh