Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.
3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
- Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.
- Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc.
Bài làm:
Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:
- Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.
- Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.
- Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
- Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
- Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.
Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua:
- Chọn địa điểm: Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.
- Chiến thuật đánh giặc: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.
Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
Đánh giá công lao của Ngô Quyền: Đã tập hợp được quần chúng, đánh được trăm vạn quân địch, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát các hình từ 11.4 đến 11.7 và đọc thông tin, hãy cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á...
- Quan sát sơ đồ hình 5.5, hãy: Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người nguyên thuỷ khi kim loại xuất hiện.
- Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng
- [Cánh Diều] Địa lí 6 bài 10: Qúa trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
- [Cánh Diều] Địa lí 6 bài 3: Lược đồ trí nhớ
- [Cánh Diều] Địa lí 6 bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa
- Qua các hình từ 4.3 đến 4.6, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy.
- Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- Dựa vào các hình 14.4, 14.5 và đọc các thông tin tư liệu trên, hãy liệt kê những hình thức bóc lột chủ yếu...
- Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào?
- [Cánh Diều] Địa lí 6 bài 4: Thực hành đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ
- Quan sát hình 1.2, hãy cho biết: Vĩ tuyến nào là dài nhất. Vĩ tuyến nào là ngắn nhất