Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?
A. Hoạt động khởi động
- Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?
- Em biết gì về các nhân vật lịch sử trong các hình 1, 2 và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử?
Bài làm:
Tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939):
- Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.
- Cách mạng ở các nước tư bản đạt cao trào vào những năm 1918 - 1922.
- Quốc tế Cộng sản ra đời.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào những năm 1923 – 1933.
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh bùng nổ.
Các nhân vật lịch sử trong hình 1, hình 2 và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử:
Hình 1:
Tổng thống Đức Hin-đen-bua được ca ngợi là người anh hùng của trận Tannenberg, là hiện thân của những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Phổ xưa, là kỷ luật, đạo đức, tư cách đáng trọng và ngăn nắp. Mặc dù đã 84 tuổi và có sức khỏe không tốt, Hindenburg phải tiếp tục tham gia bầu cử vào năm 1932 như là sự lựa chọn duy nhất để có thể ngăn cản sự trỗi dậy của Hít-le. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông đã làm tất cả những gì có thể để hạn chế đảng Quốc xã mở rộng ảnh hưởng, nhưng cuối cùng ông cũng không còn sự lựa chọn nào khi buộc phải chỉ định Hít-le vào chức vụ Thủ tướng vào tháng Giêng 1933.
Hít-le là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939.
Hình 2:
Phran-kin Ru-dơ-ven là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Phran-kin Ru-dơ-ven đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng thống kê đã hoàn thành ở mục 2a (nông nghiệp), cho biết loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và giải thích.
- Cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm nước sông. Nêu giải pháp bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
- Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho đúng với phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
- Soạn bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884
- Đánh giá thái độ của Mĩ trong suốt tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
- Vẽ bểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội theo bảng số liệu ở bảng 1
- Xác định trên bản đồ: Các điểm cực của phần đất liền nước ta, tên một số quần đảo xa bờ của nước ta. Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
- Chứng minh rằng cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của tự nhiên nước ta
- Chứng minh rằng nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. Nêu sự phân bố của một số khoáng sản có trữ lượng lớn Khoa học xã hội lớp 8
- Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay?
- Đọc thông tin, hãy: Trình bày nét chính diễn biến cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.