Giải bài Kể chuyện được tham gia hoặc chứng kiến Trang 89 sgk
Tiếng Việt 4 tập 2, Giải bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Tiếng Việt 4 tập 2. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Để làm bài văn kể chuyện được tốt, các em cần nhớ những khái niệm cơ bản sau:
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Nhân vật trong truyện có thể là người, đò vật, con vật, cây cối... được nhân hóa. Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện thường gồm 3 phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. Khi viết hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
- Khi viết mở bài và kết bài của bài văn kể chuyện, cần chú ý:
- 1. Mở bài: có thể kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện (mở bài trực tiếp) hoặc nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể (mở bài gián tiếp).
- 2. Thân bài: cần lưu ý chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau kể sau.
- 3. Kết bài: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận (kế bài mở rộng) hoặc chỉ cho biết kết cục của câu chuyện (kết bài không mở rộng)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia
Gợi ý
1. TÌm ví dụ về lòng dũng cảm:
- Các chú bộ đội, công an và cả những người dân bình thường vật lộn với lũ để cứu người, cứu tài sản (Em đã xem những hình ảnh này trên ti vi hoặc trực tiếp chứng kiến)
- Em thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn (như: không có ý thức bảo vệ của công, thiếu ý thức kỉ luật, thiếu lễ độ với thầy cô, với người lớn tuổi); em biết nhận lỗi của mình...
2. Nhớ và ghi lại vắn tắt câu chuyện định kể:
- Câu chuyện bắt đầu ra sao? Tên của người có hành động dũng cảm.
- Diễn biến chính của câu chuyện.
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
3. Kể thành lời
4. Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài tập đọc: Chợ tết - tiếng việt 4 tập 2 trang 38
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Kể chuyến đi cắm trại ở Sơn Tinh Camp
- Giải bài Tập làm văn: Miêu tả con vật (Kiểm tra viết) trang 149 tiếng Việt 4
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Giải bài tập đọc: Sầu riêng - tiếng việt 4 tập 2 trang 34
- Giải bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật trang 130 tiếng Việt 4
- Giải bài chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân - tiếng việt 4 tập 2 trang 56
- Giải bài chính tả: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp - tiếng việt 4 tập 2 trang 14
- Giải bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - tài năng, tiếng việt 4 tập 2 trang 11
- Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch - thám hiểm trang 116 tiếng Việt 4
- Giải bài Tập làm văn Miêu tả cây cối Trang 92 sgk
- Giải bài Luyện từ và câu Câu khiến