Giải khoa học 4 VNEN bài 27: Những vật nào dẫn nhiệt tốt? Những vật nào dẫn nhiệt kém?
Giải bài 27: Những vật nào dẫn nhiệt tốt? Những vật nào dẫn nhiệt kém? - Sách hướng dẫn học khoa học 4 tập 2 trang 12. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Làm thí nghiệm
a. Chuẩn bị dụng cụ: một cốc nước nóng, một thìa kim loại, một thìa nhựa
b. Cách tiến hành: Cho đồng thời vào cốc nước nóng một thìa kim loại và một thìa nhựa
Một lúc sau kiểm tra xem cán thìa nào nóng hơn?
c. Nhận xét: Vật nào dẫn nhiệt tốt hơn? Vật nào dẫn nhiệt kém hơn?
Trả lời:
- Sau một lúc, kiểm tra ta thấy cán thìa kim loại nóng hơn
- Nhận xét: Vật dẫn nhiệt tốt hơn là vật làm bằng kim loại, vật dẫn nhiệt kém hơn là vật làm bằng nhựa.
2. Trả lời câu hỏi:
Nồi và quai nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao?
Trả lời:
Trong một cái nồi, thân nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt tốt, như vậy sẽ giúp cho việc nấu ăn sẽ nhanh chóng hơn. Còn quai nồi thường làm bằng chất dẫn nhiệt kém vì để thuận tiện cho người nấu có thể cầm nắm khi xào nấu hoặc nhắc xuống khi nấu đã xong mà không sợ bị bỏng.
3. Đọc và trả lời:
Vì sao giỏ ấm giúp nước lâu nóng hơn?
Trả lời:
Vì trong giỏ ấm thường được lót bằng bông, len, rơm... là những vật liệu xốp chứa nhiều không khí. Mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên nhiệt độ của ấm trà vẫn giữ được nhiệt.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động thực hành
Câu 1: Trang 23 sách VNEN khoa học 4 tập 2
Vì sao về mùa lạnh, khi đặt tay một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn khi đặt tay vào vật bằng gỗ?
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu giải thích đúng:
A. Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ
B. Đồng truyền nhiệt cho tay nhiều hơn gỗ
C. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ.
Câu 2: Trang 23 sách VNEN khoa học 4 tập 2
Để tìm hiểu xem trong hai thìa (thìa A và thìa B), thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn, Lan đã làm thí nghiệm như sau: Đặt thìa A vào cốc nước nóng, sau đó một lúc thì bỏ tiếp thìa B vào cốc. Sau một thời gian, Lan sờ tay vào các cán thìa thì thấy thìa A cán nóng hơn, từ đó Lan nhận xét thìa A dẫn nhiệt tốt hơn. Hãy chỉ ra xem cách làm thí nghiệm của Lan có hợp lí không. Nếu không thì chưa hợp lí ở đâu?
Câu 3: Trang 23 sách VNEN khoa học 4 tập 2
Chia thẻ chữ thành hai loại: Các vật "dẫn nhiệt kém" và các vật "dẫn nhiệt tốt" rồi sắp xếp vào bảng nhóm
(sắt, nồi nhôm, bông, rơm xốp, không khí, chảo gang, len, đáy bàn là, tay cầm bàn là, mái nhà tranh)
Dẫn nhiệt tốt | Dẫn nhiệt kém |
Câu 4: Trang 24 sách VNEN khoa học 4 tập 2
Có hai viên nước đá như nhau. Bọc một viên bằng khăn bông. Viên còn lại không bọc. Để cả hai viên đá lên đĩa
a. Sau một thời gian, viên nước đá nào ít tan chảy hơn?
b. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của mình
Xem thêm bài viết khác
- Có hai viên nước đá như nhau. Bọc một viên bằng khăn bông. Viên còn lại không bọc. Để cả hai viên đá lên đĩa
- Viết vào vở các tính chất của nước
- Giải khoa học 4 VNEN bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm? Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Khoa học 4 VNEN bài 2: Cơ thể người trao đổi chất như thế nào? Giải khoa học 4 VNEN bài 2
- Vì sao chúng ta có tình trạng thiếu nước? Chúng ta cần sử dụng nước như thế nào?
- Thực hành làm "điện thoại dây": Trong trò chơi này, âm thanh đã truyền qua những môi trường nào?
- Giải khoa học 4 VNEN bài 21: Âm thanh
- Giải Khoa học 4 VNEN bài 29: Nhiệt cần cho sự sống Khoa học lớp 4
- Giải khoa học 4 VNEN bài 12: Nước có những tính chất gì?
- Không khí gồm những thành phần nào? Không khí có vai trò gì đối với sự cháy và sự sống?
- Người ta đã chia sức gió thành bao nhiêu cấp độ? Gió đến cấp độ nào thì cần đề phòng những thiệt hại do nó gây ra? Gió rất to, dông, bão gây ra những tác hại gì?
- Giải khoa học 4 VNEN bài 26: Nóng, lạnh và nhiệt độ