Giải TBĐ địa 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Giải tập bản đồ địa lí lớp 12, giải chi tiết và cụ thể bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta sách tập bản đồ địa lí lớp 12 trang 34. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12.
Bài 1: Trang 34 - sách TBĐ địa lí 12
Nối từng ô bên phải với 1 trong 2 ô bên trái sao cho phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
Trả lời:
Bài 2: Trang 34 - sách TBĐ địa lí 12
Trình bày những thuận lợi, khó khăn chủ yếu về mặt tự nhiên để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta
Trả lời:
Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, độ ẩm cao cho phép nước ta trồng trọt quanh năm.
- Khí hậu phân hóa đa dạng thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa nông sản cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới.
- Sự phân hóa địa hình, đất cho phép và đòi hỏi áp dụng đa dạng các hệ thống canh tác.
Khó khăn:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính thất thường làm cho nền nông nghiệp nước ta tăng thêm tính bấp bênh. Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, rét đậm rét hại…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh các dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi
Bài 3: Trang 34 - sách TBĐ địa lí 12
Dựa vào bảng số liệu ở phần “Câu hỏi và bài tập” bài 21 trong SGK Địa lí 12, em hãy:
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu của các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long năm 2006.
- Xử lí số liệu rồi điền vào bảng dưới đây.
- Nhận xét về cơ cấu các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long năm 2006 từ biểu đồ đã vẽ
Trả lời:
Xử lí bảng số liệu:
Các loại trang trại | Cả nước | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng số | 100% | 100% | 100% |
Cây hàng năm | 28.7 | 10.7 | 44.9 |
Cây công nghiệp lâu năm | 16.0 | 58.3 | 0.3 |
Chăn nuôi | 14.7 | 21.4 | 3.6 |
Nuôi trồng thủy sản | 30.0 | 5.3 | 46.2 |
Các loại khác | 10.6 | 4.3 | 5.0 |
Vẽ biểu đồ:
Nhận xét:
- Cả nước: nuôi trồng thủy sản có tỉ trọng lớn nhất (30%), tiếp đếm là cây hàng năm (29%), cây công nghiệp lâu năm, các loại khác (15%), ít nhất là cây hàng năm (10%).
- Đông Nam Bộ: Cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất (58%), tiếp đến là chăn nuôi (22%), cây hàng năm (11%), cây hàng năm và thủy sản ít nhất.
- Đồng bằng sông Cửu Long: quan trọng nhất là nuôi trồng thủy sản (46%) và cây hàng năm (45%), cây công nghiệp lâu không phát triển (0,3%).
Xem thêm bài viết khác
- Giải TBĐ địa 12 bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Giải TBĐ địa 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Giải bài tập 3 trang 56 sách TBĐ địa lí 12
- Giải bài tập 3 trang 41 sách TBĐ địa lí 12
- Giải bài tập 1 trang 53 sách TBĐ địa lí 12
- Giải TBĐ địa 12 bài 17: Lao động và việc làm
- Giải bài tập 1 trang 68 sách TBĐ địa lí 12
- Giải bài tập 3 trang 45 sách TBĐ địa lí 12
- Giải TBĐ địa 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Giải TBĐ địa 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Giải TBĐ địa 12 bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống....
- Giải bài tập 1 trang 70 - sách TBĐ địa lí 12