Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo). Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.
A. Học theo SGK
II. SỰ NGƯNG TỤ
1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ.
c) Rút ra kết luận.
C1. - Nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và cốc thí nghiệm lúc đầu bằng nhau. Sau khi cho đá lạnh vào cốc thí nghiệm thì nhiệt độ nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn trong cốc đối chứng.
C2. Ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm xảy ra hiện tượng có nước đọng ở mặt ngoài.
Hiện tượng này không xảy ra ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3. Các giọt nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm không phải là do nước ở trong cốc thấm ra.
Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.
C4. Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.
C5. Như vậy dự đoán của chúng ta là đúng.
2. Vận dụng
C6. VD 1: Hơi nước trong các đám mây ngưng tự tạo thành mưa.
VD 2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở gặp gương, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.
C7. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.
C8. Rượu trong chai không đậy nút sẽ cạn dần vì khi không đậy nút mặt thoáng của rượu thông với không khí bên ngoài nên sự bay hơi xảy ra mạnh hơn so với sự ngưng tụ nên hơi rượu thoát ra ngoài không khí do đó rượu cạn dần.
Rượu đựng trong chai nút kín không cạn vì rượu đựng trong chai cũng đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ nhưng rượu trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ lại nên lượng rượu sẽ không giảm.
Ghi nhớ:
- Sự biến đỏi của một chất từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Bài tập trong SBT
26-27.3. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Sự tạo thành sương mù.
C. Sự tạo thành hơi nước.
D. Sự tạo thành mây.
26-27.4. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
26-27.5. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan ?
2. Bài tập bổ sung
27.a. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Sự tạo thành giọt sương trên lá cây.
B. Sự tạo thành nước mưa.
C. Sự tạo thành lớp khói trắng ở vòi ấm khi đun nước.
D. Sự tạo thành hơi nước.
27.b. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Quần áo khô đi khi phơi nắng.
B. Nước đựng trong chum cạn dần.
C. Sự tạo thành lớp khói trắng ở vòi ấm khi đun nước.
D. Cả ba hiện tượng trên.
27.c. Tại sao nước đựng trong chai nút kín lại không bị cạn?
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án bài tập trang 64 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập trang 91-92 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Đáp án bài tập trang 42-43 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập bổ sung trang 6 VBT vật lý 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự sôi (tiếp theo)
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Đòn bẩy
- Đáp án bài tập bổ sung trang 85 VBT vật lý 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Đo độ dài (tiếp theo)
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- Đáp án bài tập trang 50-51 vbt vật lí 6