Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Đề bài :Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Bài làm
Thế hệ học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Vận mệnh dân tộc gửi gắm cả vào hành trình tri thức của các em. Thế nhưng thay vì việc đào tạo ra những người con ưu tú xuất sắc thì việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục lại diễn ra rất nhiều. Nó trở thành nỗi lo của tất cả toàn xã hội. Và cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và đang nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.
Cá nhân mỗi con người sinh ra ai cũng thích được khen ngợi và ca tụng. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu thế nhưng việc chạy theo “thành tích” để rồi bóp méo sự khen thưởng lại khiến mọi thứ trở nên xấu xí đi. Hiện nay, “bệnh thành tích trong giáo dục” và “tiêu cực trong thi cử” đang diễn ra hàng ngày hàng giờ và trở thành một tâm điểm khiến cả xã hội quan tâm.
“Tiêu cực trong thi cử” là việc học sinh cố tình gian lận trong các kì thi bằng cách mang phao vào chép, quay cóp hay giám thị cố tình tạo điều kiện để hành vi gian lận xảy ra. “Bệnh thành tích trong giáo dục” chính là những kết quả vô cùng đẹp mắt mà thầy cô, nhà trường mang đến cho học sinh song nó hoàn toàn không dựa trên thực tế học lực của các em. Cả hai điều này chính là một hành động thể hiện sự suy đồi về đạo đức.
Hiện nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết nó không còn là trách nhiệm của giáo dục nữa mà mở rộng ra là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi nếu không được loại bỏ ngay thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em và của đất nước. Việc gian lận đầu tiên nó khiến các em trở nên thụ động vào sách vở, lâu dần sẽ hình thành tâm lí ỉ lại mặc kệ mọi thứ. Có thể ở giai đoạn đầu bạn thấy đó là sự vi phạm đạo đức thôi nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em. Mỗi học sinh sau khi ra trường điều họ cần không phải chỉ thuần thúy là tấm bằng tốt nghiệp THPT hay cử nhân đại học. Lúc này xã hội sẽ thực sự chỉ cần đến những người làm được việc, có cống hiến cho hoạt động thực tế mà thôi.
Có một thực tế mà ai cũng hiểu đó chính là kiến thức sách vở rất cần song nó hoàn toàn không đủ để bạn có thể xây dựng cuộc sống. Con người phải được va chạm, phải có hiểu biết mới có thể ứng dụng kiến thức sách vở vào thực tế được. Và nếu như bạn chỉ chăm chăm vào cái bằng đẹp bằng những điểm số cao thì mãi mãi bạn sẽ không thể chắt chiu đủ hành trang để bước vào cuộc sống này.
Thực tế công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được diễn ra rất lâu. Bên cạnh những thành tích đạt được thì nó cũng còn một số tồn tại đáng lên án. Đó là việc các thầy cô, các nhà trường, hay các em học sinh còn coi nhẹ sự nguy hại của bệnh thành tích. Vẫn còn chạy theo những điểm số cao những tấm bằng đẹp, học sinh ỉ lại không chịu nỗ lực…Với những trường hợp giáo viên dám đứng lên tố cáo tiêu cực thì bị hắt hủi và vùi dập. Đây quả thực là những việc hết sức nhức nhối và để tồn tại lâu dài sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.
Công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cần phải có sự chung tay của toàn xã hội. Thay đổi ý thức và hành vi của các em học sinh, các bậc phụ huynh và các tổ chức. Bởi chỉ có thế cuộc vận động mới đi sâu sát và đạt được kết quả cao.
Với bản thân nhà trường cần tạo cho các em một môi trường học tập công bằng, minh bạch. Ở đó các em được thỏa sức thể hiện bản thân mình không có việc ép chỉ tiêu thành tích xuống các lớp. Khi không có áp lực thì các thầy cố sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc dạy dỗ các con.
Đối với các bậc phụ huynh cần thay đổi tư duy áp đặt điểm số lên con cái. Bởi điểm số không phản ánh quá nhiều kết quả học tập của các con. Thậm chí nó còn gây áp lực biến những đứa trẻ vốn dĩ thật thà, ngay thẳng trở nên gian dối và thụ động.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất có lẽ đến từ các em học sinh. Các em phải tự ý thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Việc gian lận không chỉ tạo thành thói quen vi phạm đạo đức mà còn biến các em trở thành những gánh nặng lâu dài cho xã hội.
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những việc làm vô cùng ý nghĩa mà chúng ta cần phải nỗ lực thực hiện. Bởi khi làm tốt nó thì chúng ta mới có quyền hi vọng vào tương lai đất nước trở nên phồn vinh và tốt đẹp được.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn mẫu nghị luận về tệ nạn ma túy lớp 12
- Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ để góp phần giảm tai nạn giao thông
- Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc Văn mẫu lớp 12
- Phân tích người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa Người đàn bà làng chài - Văn mẫu 12
- Văn mẫu 12 bài viết số 3 đề 3a: Câu thơ "cha mẹ thương nhau bằng gừng cây muối mặn" (đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào?
- Ai đó đã từng nói: “Văn chương có hai loại, một loại đáng thờ và một loại không đáng thờ.. Tác phẩm Vợ nhặt - Văn 12
- Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (8 mẫu) Phân tích bài hồn Trương Ba da hàng thịt - Văn mẫu 12
- Trình bày nhận thức và trách nhiệm của bản thân về hiện tượng ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường hiện nay
- Tóm tắt Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12
- Văn mẫu 12 bài viết số 2 đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến Bài thơ Tây Tiến - Văn 12
- Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn