Hãy vẽ hình thể hiện cấu tạo của Trái Đất và mô tả ba lớp cấu tạo của Trái Đất trên hình đó
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1: Hãy vẽ hình thể hiện cấu tạo của Trái Đất và mô tả ba lớp cấu tạo của Trái Đất trên hình đó
Câu 2: Vì sao có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương"?
Bài làm:
Câu 1: Vẽ cấu tạo của Trái Đất:
- Lớp vỏ dày 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương, và dày đến 70km ở khu vực có khối núi cao.
- Lớp giữa: dày đến 2900km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken, si-lic, nhiệt độ từ 1300 độ đến trên 2000 độ.
- Lõi Trái Đất: là khối cầu có bán kính 3400km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4000 độ đến 5000 độ.
Câu 2: Có tên gọi "vành đai lửa Thái Bình Dương" vì: đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Samoa, Indonesia và cả Peru.
Xem thêm bài viết khác
- Khúc Thừa dụ đã giành quyền tự chủ như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo
- Quan sát hình 24.1 hãy cho biết: Số dân trên thế giới năm 2018 là bao nhiêu tỉ người? Dân số thế giới tăng lên bao nhiêu tỉ người từ năm 1804 đến năm 2018?
- Quan sát hình 9.3 hãy: Xác định bảy mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất
- Quan sát hình 24.4, hãy cho biết năm 2018 trên thế giới có bao nhiêu thành phố có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên.
- Hãy kể tên một số loài thực vật, động vật sống trên lục địa, ở biển, đại dương và ở vùng Bắc Cực?
- Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện như thế nào?
- [Cánh Diều] Lịch sử 6 bài 13: Nhà nước Âu Lạc
- Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng hơn?
- Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 đọc thông tin, hãy: Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại
- Quan sát các hình từ 11.4 đến 11.7 và đọc thông tin, hãy cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á...
- [Cánh Diều] Địa lí 6 bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
- Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét