Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng, ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Ấn Độ.

  • 2 Đánh giá

1. Điều kiện tự nhiên

Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng, ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Ấn Độ.

Bài làm:

a. Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange).

Nét chính về điều kiện tự nhiên của sông Ấn và sông Hằng ảnh hưởng đến nền văn minh Ấn Độ:

  • Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông). Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này. Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng.
  • Ở thời cổ trung đại, phạm vi địa lí của nước Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay. Địa hình Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng kiến tạo Ấn Độ (India Plate), phần phía bắc Mảng kiến tạo Ấn-Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Tha. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Tây Ghats và Đông Ghats.
  • Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất hiếm mưa, khí hậu khô nóng. Ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
  • Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đề-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở. Chỉ có mỏm cực Nam và dọc theo hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp, là nơi quần cư tương đối thuận lợi và đông đúc => là cơ sở dẫn đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ
  • 194 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức