[KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 14: Một số nhiên liệu
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 14: Một số nhiên liệu sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 14.1. Nhiên liệu hoá thạch
A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
D. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đối hàng triệu năm trước.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 14.2. Em hãy kể tên các nhiên liệu được dùng trong Hình 14.
Trả lời:
- Nhiên liệu: xăng (dầu diesel), khí gas, dầu hoả và gỗ.
Câu 14.3. Em hãy cho biết nhiên liệu có thể tồn tại ở những thể nào, lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
- Nhiên liệu có thể tồn tại ở ba thể: rắn (than đá, gỗ), lỏng (xăng, dầu), khí (khí gas).
Câu 14.4. Em hãy tìm hiểu và thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam.
Trả lời:
- Thảo luận về các nguồn nhiên liệu hoá thạch của Việt Nam: Nhiên liệu hoá thạch được tạo thành bởi quá trình phân huỷ của các xác động thực vật bị chôn vùi hàng triệu năm. Tuỳ thuộc môi trường và điều kiện phân huỷ mà nhiên liệu hoá thạch hình thành dưới dạng than (dạng rắn), dầu (dạng lỏng) và khí thiên nhiên (dạng khí). Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam như: mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây. Mỏ khí thiên nhiên được khai thác ở mỏ Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỏ than ở Quảng Ninh. Tốc độ khai thác, tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch nhanh hơn rất nhiều so với thời gian hình thành nên cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nhiên liệu này.
Câu 14.5. Em hãy tìm hiếu và nêu cách sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ö tô,...) an toàn, tiết kiệm.
Trả lời:
- Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu.
Ví dụ: khi dùng than, củi hoặc gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết. Với những đoạn đường không quá xa nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường vận động, tốt cho sức khoẻ. Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân, tăng sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 47: Một số dạng năng lượng
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 38: Đa dạng sinh học
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 42: Biến dạng của lò xo
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 7: Đo thời gian
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 41: Biểu diễn lực
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 4: Sử dụng kính lúp hiển vi quang học
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 8: Đo nhiệt độ
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 29: Vius
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 32: Nấm
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 13: Một số nguyên liệu