[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
Giải SBT toán 6 tập 1 bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học sách "kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Bài 4.20: Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật có chiều dài 10 cm và chiều rộng 8 cm.
Lời giải:
Diện tích hình chữ nhật: 10 . 8 = 80 (cm)
Chu vi hình chữ nhật: 2 . (10 + 8) = 36 cm
Bài 4.21: Một miếng gỗ hình chữ nhật có kích thước một chiều là 8 cm, diện tích là 56 cm. Tìm kích thước còn lại của miếng gỗ.
Lời giải:
Độ dài cạnh của lại của miếng gỗ là: 56 : 8 = 7 cm
Bài 4.22: Tính diện tích các hình sau:
a, Hình vuông có cạnh 5 cm;
b, Hình thang cân có độ dài hai cạnh đáy là 6 cm và 10 cm, chiều cao 4 cm;
c, Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 6 cm và 10 cm;
d, Hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 12 cm và chiều cao tương ứng bằng 4 cm.
Lời giải:
a, Diện tích hình vuông là: 5 = 25 cm
b, Diện tích hình thang cân là:
c, Diện tích hình thoi là:
d, Diện tích hình bình hành là: 12 . 4 = 48 (cm)
Bài 4.23: Một người dự định dùng một thanh sắt dài 6 mét để làm một song sắt cho ô thoáng của cửa sổ có kích thước như hình 4.19. Hỏi vật liệu người đó chuẩn bị có đủ không?
Lời giải:
Chu vi hình chữ nhật lớn là: 2 . (80 + 60) = 280 cm
Chu vi hình thoi là: 50 . 4 = 200 cm
Độ dài hai đường chéo hình thoi là: 60 + 80 = 140 cm
Tổng độ dài sắt cần làm ô thoáng là: 280 + 200 + 140 = 620 (cm) = 6,2 m
Vì vậy vật liệu mà người đó chuẩn bị không đủ để làm song sắt cho ô thoáng cửa sổ.
Bài 4.24: Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn có hình dạng và kích thước như hình 4.20
Lời giải:
Ta có thể kẻ thêm để được hình chữ nhật có độ dài một cạnh là 6 m, độ dài cạnh còn lại là 8 m.
Chu vi của mảnh vườn là:
2 . (6 + 8) = 28 m
Diện tích của mảnh vườn là:
6 . 8 - 2 . 2 = 44 m
Bài 4.25: Người ta thiết kế viên đá lát vườn hình lục giác đều bằng cách ghép các viên đá hình thang cân lại với nhau (như hình bên). Mỗi viên đá hình thang cân có hai đáy là 10 cm và 20 cm, chiều cao 8,6 cm. Hỏi viên đá lát hình lục giác đều được tạo thành có diện tích là bao nhiêu? (Biết rằng diện tích mạch ghép không đáng kể)
Lời giải:
Diện tích mỗi viên đá hình thang cân là:
Diện tích viên đá lát hình lục giác đều là:
129 . 8 = 1 032 cm
Bài 4.26: Một khu vườn hình chữ nhật có diện tích là 3 600 m, chiều rộng 40 m, cửa vào khu vườn rộng 5 m. Người ta muốn làm hàng rào xung quanh vườn bằng hai tầng dây thép gai. Hỏi cần phải dùng bao nhiêu mét dây thép gai để làm hàng rào?
Lời giải:
Chiều dài khu vườn là: 3 600 : 40 = 90 m
Chu vi khu vườn là: 2.(40 + 90) = 260 m
Trừ cửa đi thì độ dài cần phải làm hàng rào là: 260 - 5 = 255 m
Vậy số mét dây thép gai dùng để làm hàng rào là: 255 . 2 = 510 m
Bài 4.27: Sân nhà bà Thu hình chữ nhật có chiều dài 15 m và chiều rộng 9 m. Bà Thu mua loại gạch lát nền hình vuông có cạnh 0,6 m để lát sân. Biết rằng mỗi thùng có 5 viên gạch. Hỏi bà Thu cần mua bao nhiêu thùng gạch để đủ lát sân?
Lời giải:
Diện tích sân là: 15.9 = 135 m
Diện tích một viên gạch lát nền là: 0,6 . 0,6 = 0,36 m
Số viên gạch cần dùng để lát sân là: 135 : 0,36 = 375 viên
Số thùng gạch cần mua là: 375 : 5 = 75 thùng
Bài 4.28: Một người dự định lát đá và trồng cỏ xen kẽ cho sân của một ngôi nhà. Sân có dạng hình chữ nhật kích thước 20 m x 30 m. Người ta dùng 1400 viên đá lát hình vuông cạnh 60 cm để lát, diện tích còn lại dùng để trồng cỏ. Hỏi cần phải bỏ ra chi phí bao nhiêu để trồng cỏ biết giá mỗi mét vuông cỏ là 30000 đồng?
Lời giải:
Diện tích sân là: 20 . 30 = 600 m
Diện tích phần đá lát là: 0,6 . 0,6 . 1400 = 504 m
Diện tích phần đất để trồng cỏ là: 600 - 504 = 96 m
Chi phí trồng cỏ là: 96 . 30 000 = 2 880 000 đồng
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài: Ôn tập chương II
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 9: Dấu hiệu chia hết
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 12: Bội chung, bội chung nhỏ nhất
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài: Ôn tập chương I
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 19: Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 11: Ước chung, ước chung lớn nhất
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 10: Số nguyên tố
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 16: Phép nhân số nguyên
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài: Ôn tập chương III
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
- [Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên