Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Thời thơ ấu
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Thời thơ ấu
Câu 1: Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết tự thuật
B. Tiểu thuyết lịch sử D. Hồi kí
Câu 2. Vì sao nói, Thời thơ ấu được viết theo thể loại đó?
A. Vì các sự việc, chi tiết trong tác phẩm do nhà văn hư cấu, tưởng tượng nên
B. Vì tác phẩm dùng ngôi thứ nhất (tôi) kể lại những chuyện đời mình.
C. Vì tác phẩm kể lại những chuyện có thật, xảy ra trong lịch sử dân tộc Nga.
D. Vì tác phẩm ghi chép lại các sự việc xảy ra trong chuyến đi thực tế của nhà văn.
Câu 3. Nội dung của đoạn trích Những đứa trẻ là gì?
A. Kể lại những lần nhân vật “tôi” kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ con hàng xóm nghe.
B. Kể lại sự việc nhân vật “tôi” cứu một đứa trẻ hàng xóm khi nó bị rơi xuống giếng.
C. Kể về tình bạn thân thiết nảy sinh giữa nhân vật “tôi” và bọn trẻ con hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp sự ngăn cản của bố chúng.
D. Kể về cuộc đời của những đứa trẻ nghèo khổ sống cùng làng với nhân vật “tôi”.
Câu 4. Câu văn “Chúng tôi ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng phép tu từ gì?
A. Hoán dụ B. Nói quá C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ ở câu 4?
A. Nói lên sự sợ hãi của những đứa trẻ
B. Nói lên sự ngây thơ non nớt của những đứa trẻ
C. Nói lên lòng thương cảm của nhân vật “tôi” với nỗi bất hạnh của các bạn
D. Nói lên hoàn cảnh sống giống nhau của những đứa trẻ.
Câu 6. Khi nhìn “mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến những con vật nào?
A. Những chú gà con C. Những chú ngỗng ngoan ngoãn
B. Những chú thỏ con D. Những con dế
Câu 7. Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của sự liên tưởng ấy?
A. Thể hiện được dáng dấp của những đứa trẻ
B. Thể hiện được thế giới nội tâm của những đứa trẻ
C. Thể hiện được sự cảm thông của nhân vật “tôi” với những đứa trẻ
D. Thể hiện được sự hài hước trong liên tưởng của những đứa trẻ
Câu 8. Trong con mắt của nhân vật “tôi”. Đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hiện lên là một người như thế nào?
A. Nghiêm khắc với các con
B. Tàn nhẫn và thiếu tình thương
C. Hiểu rõ tâm lí trẻ con
D. Nhân hậu, hiền từ
Câu 9. Vì sao nhà văn không đặt tên cho những đứa trẻ?
A. Vì bản thân chúng không có tên
B. Vì nhân vật “tôi” đã quên mất tên của những đứa trẻ
C. Vì những đứa trẻ phải giấu tên của chúng
D. Để làm cho câu chuyện về những đứa trẻ trở nên khái quát và đậm đà chất cổ tích nhiều hơn.
Câu 10. Nhận định nào không phù hợp với nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích Những đứa trẻ?
A. Kết hợp giữa tự sự và lập luận
B. Sử dụng nhiều độc thoại nội tâm
C. Đan xen câu chuyện đời thường với truyện cổ tích
D. Xây dựng tình huống độc đáo, bất ngờ
Bài làm:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7: A
Câu 8: B
Câu 9: D
Câu 10: D
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm và giới thiệu một bức tranh hoặc một bài thơ về người lính Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Văn bản có thể chia làm mấy phần? Đặt tiêu đề cho mỗi phần. Những chi tiết nào tạo nên sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung giữa các phần?
- Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một hoặc một số biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, tưởng tượng, kể chuyện,…)
- Soạn văn 9 VNEN bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.
- Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.
- Soạn văn 9 VNEN bài 13: Làng
- Có thể tạo nên những từ ngữ mới nào trên cơ sở ghép các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.
- Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
- Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phẩn Đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc làm bài văn tự sự của em? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không?
- Hệ thống lại các cách phát triển từ vựng bằng sơ đồ tư duy
- Soạn văn 9 VNEN bài 9: Đồng chí