Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 bài 2 GDQP 11 bài 2 Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

Nội dung
  • 3 Đánh giá

Lý thuyết GDQP 11 bài 2 - Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh được giáo viên KhoaHoc biên soạn và đăng tải chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và tìm hiểu bài học.

Lý thuyết GDQP 11 bài 2

I. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự

1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân

2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

II. Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự

1. Giới thiệu khái quát về Luật

Cấu trúc của Luật gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.

2. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự

a. Những quy định chung

Khái niệm: NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.

  • Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .
  • Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
  • Công dân làm nghĩa vụ quân sự ( tại ngũ và dự bị ) nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.

b. Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ gồm:

  • Huấn luyện quân sự phổ thông
  • Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật của quân đội
  • Đăng kí nghĩa vụ quan sát và kiểm tra sức khỏe đối với công dân nam đủ 17 tuổi

c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình

Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:

  • Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình từ đủ 18-25 tuổi
  • Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ 18 tháng, phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kĩ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng
  • Thời gian đào ngũ không tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ

Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

  • Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe
  • Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
  • Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%
  • Có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ hoặc là học viên tại các trường quân đội, ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng
  • Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giao dục theo quy định
  • Hằng năm công dân thuộc diện tạm hoãn được gọi kiểm tra

Đối tượng được miễn nhập ngũ:

  • Con của liệt sĩ, con thương binh hạng một , con của bệnh binh hạng một
  • Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ
  • Con trai thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên
  • Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân
  • Thanh niên xung phong, tình nguyện, cán bộ, công chức đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng sâu xa, hải đảo, biên giới,.... do chính phủ quy định

Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tạo ngũ được quy định như sau:

  • Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa,...
  • Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
  • Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
  • Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác
  • Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác
  • Được ưu đãi về bưu phí
  • Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật
  • Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế
  • Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
  • Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

d. Xử lí các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự: đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật.

  • Người nào vi phạm các quy định thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Trách nhiệm của học sinh

a. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức

b. Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự

c. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe

d. Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ