Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến:Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Câu 3: Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến:Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Bài làm:
Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn:
- Nguyên nhân sâu xa: do sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
- Nguyên nhân trực tiếp:
- Chiến tranh Nam – Bắc triều : Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI.
- Chiến tranh Trịnh Nguyễn: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn. Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672
Xem thêm bài viết khác
- Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
- Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc
- Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa đối với sự phát triển của thủ công nghiệp.
- Ở các nước phương Đông vua có những quyền gì?
- Bài 22: Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI – XVIII sgk Lịch sử 10 Trang 110
- Hãy nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử cơ bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?
- Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời nào? Vẽ sơ đồ nhà nước đó?
- Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn?
- Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- Hãy trình bày đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh?
- Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?
- Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước? Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?