Nội dung chính bài Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bài ca nhà tranh bị gió thu tàn phá"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Đỗ Phủ (712 -770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở Hà Nam. Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời, ghét cường quyền bạo ngược.Thơ ông viết theo bút pháp hiện thực và giàu tinh thần nhân đạo cao cả
- Tác phẩm: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" là một trong những bài thơ xuất sắc của nhà thơ Đỗ Phủ. Sáng tác khoảng những năm cuối đời.
2. Phân tích bài thơ
a. Cảnh ngôi nhà của tác giả bị gió thu phá
"Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa."
- Vừa miêu tả vừa kể về trận gió:
- Các động từ: thét, cuộn, bay, rải, treo, quay , lộn…, -> trận gió mạnh, dữ dội, phút chốc đã cuốn bay cả 3 lớp mái tranh mới dựng của tác giả
=> Thể hiện sự bất ngờ, tiếc nuối của tác giả trước thiên nhiên vô tình.
- Hình ảnh ngôi nhà tan hoang: Tháng tám thu cao gió thét già, Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta...Thời gian là cuối thu (Thu cao),gió thổi rất mạnh (gió thét già),cả mái nhà bị gió thu thổi bay (cuộn mất ba lớp tranh..).Mảnh treo trên ngọn cây cao trong rừng xa, mảnh rơi vào mương nước trước mặt...
- Tâm trạng đau xót và bất lực của nhà thơ: Trước cảnh lũ trẻ lao vào cướp những tấm tranh lợp nhà, nhà thơ đau lòng nhưng Môi khô miệng cháy gào chẳng được, Chống gậy quay về lòng ấm ức.
b. Cảnh cướp giật sau khi ngôi nhà của tác giả bị gió thu phá
"Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!"
Cảnh cướp giật của lũ trẻ con:
- Xô cướp giật
- Cắp tranh đi tuốt
- Ông già: Môi khô, miệng cháy, lòng ấm ức.
=> Tâm trạng: Cay đắng, xót xa cho thân phận của mình và muôn người
=> Đau đớn trước cảnh xã hội loạn lạc đảo điên. Vạch trần thực tại cuộc sống bấy giờ, rối ren, suy đồi.
c. Cảnh khổ sở trong đêm của gia đình tác giả sau khi ngôi nhà bị gió thu phá
"Giây lát, gió lặng, mưa tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?"
Tình cảnh khốn, khổ của gia đình nhà thơ trong đêm mưa lạnh:
Ngoài trời:
- Đêm đen đặc
- Dày hạt mưa, mưa chẳng dứt.
Trong nhà:
- Nhà dột, chăn lạnh, con đạp, không ngủ.
=> Nghệ thuật miêu tả vừa khái quát vừa cụ thể.
Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh, tâm trạng trằn trọc, lo lắng, không ngủ đựơc
- Khái quát về hiện thực cuộc sống của người nghèo khổ
- Thấm thía sâu sắc nỗi khổ của người nghèo
=> Giãi bày cay đắng ngầm lên án giai cấp thống trị.
d. Khát vọng cao cả, giàu giá trị nhân đạo của nhà thơ
"Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy dựng sừng sững trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!"
- Tác giả đặt nỗi khổ của nhân dân lên trên nỗi khổ của bản thân mình: “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”
- Trong cảnh bị mưa dập, gió vùi, nhà thơ đau lòng nghĩ đến bao nhiêu kẻ sĩ nghèo khó cũng lâm vào cảnh ngộ khốn khổ như mình.
- Ông ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để che chở cho họ: ước được nhà rộng muôn ngàn gian, Che khắp thiên hạ kể sĩ nghèo đểu hân hoan...
=> Thể hiện tấm lòng nhân ái, tình yêu thương lớn lao của nhà thơ dành cho muôn dân=> giá trị nhân văn sâu sắc
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
Giá trị hiện thực trong bài thơ
- Cuộc sống khốn khổ của nhà thơ nói riêng và của nhân dân Trung Quốc nói chung dưới chế độ phong kiến nhà Đường thế kỉ thứ tám.
- Bức tranh hiện thực còn thể hiện ở cảnh cướp tranh của bọn trẻ thôn nam
→ phản ánh tình hình đất nước, thời đại làm cho bài thơ có tính chân thực rất cao.
Giá trị nhân đạo trong bài thơ
- Ngay giữa cảnh ngộ khốn cùng của bản thân, ông vẫn nghĩ đến biết bao cảnh ngộ khác trên đời.
- Đỗ Phủ có ý nguyện hi sinh bản thân mình để cầu ước cho những kẻ sĩ khác được may mắn hơn, êm ấm hơn.
2. Cảnh ngôi nhà của tác giả bị gió thu phá
"Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa."
- Mở đầu là khung cảnh nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.
- Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có mảnh tốc bay cao, bay thấp, bay xa, bay gần rải khắp bờ, treo tót ngọn cành cây, quay lộn vào mương... Thật là trớ trêu cho cảnh ngộ của ông già Đỗ Phủ, ngước mắt nhìn theo những tấm tranh bị gió cuốn mà lòng xót xa và bất lực.
=> Nhà thơ đã dùng bút pháp tả thực để khắc họa vô cùng chân thực, rõ nét sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đồng thời tái hiện lại khung cảnh xơ xác, tiêu điều, tàn tạ của ngôi nhà và cảnh vật xung quanh sau đêm gió lớn.
=> Từ đó, ta thấy được sự buồn bã, lo lắng và bất lực của nhân vật trước cảnh tan tác của ngôi nhà (mái tranh mỗi mảnh một hướng).
3. Cảnh cướp giật sau khi ngôi nhà của tác giả bị gió thu phá
"Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!"
Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, lễ phép gì nữa tranh trước cái nhìn bất lực của Đỗ Phủ. Những đứa trẻ này tượng trưng cho xã hội loạn lạc, đói khổ lúc bấy giờ còn hình ảnh ông lão bên cạnh ngôi nhà bị tàn phá tượng trưng cho lớp người nghèo khổ, hiền lành ở đáy xã hội lúc bấy giờ, luôn bị chà đạp, bóc lột nhưng không thể phản kháng được, chỉ biết cắn răng chịu đựng, nuốt ấm ức vào trong.
=> Thể hiện nỗi đau buồn, bất lực, ấm ức của mình trước hoàn cảnh suy đồi của xã hội loạn lạc, cùng cực lúc bấy giờ. Khi mà con người vì tư lợi của bản thân mà làm những điều sai trái, đến cả những đứa trẻ cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy.
4. Cảnh khổ sở trong đêm của gia đình tác giả sau khi ngôi nhà bị gió thu phá
"Giây lát, gió lặng, mưa tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?"
Khung cảnh trong đêm mưa, nỗi khổ của tác giả càng được thể hiện rõ: Ướt, lạnh, con quậy phá và lo lắng vì loạn lạc. Khung cảnh ngoài trời :" mịt mù"," đêm đen đặc" tựa như chính cõi lòng tác giả bây giờ, rối ren, cho thấy tấm lòng cao cả, một lòng lo nghĩ cho thiên hạ của nhà thơ. Ông quên đi cái đau, cái rét của mình mà nghĩ cho cái khổ, cái đói của người khác.
Đoạn thơ không chỉ tả thực nỗi bất hạnh của cá nhân nhà thơ mà tác giả còn ẩn dụ về tình hình đất nước loạn lạc, binh đao thời bấy giờ. Vừa giãi bày cay đắng "Đêm dài ướt át sao cho trót" vừa lên án giai cấp thống trị đã đẩy nhân dân về kiếp sống tối tăm, lầm than, như "đêm dài ướt át" .Những câu thơ nghe thật ai oán, xót xa.
5. Khát vọng cao cả, giàu giá trị nhân đạo của nhà thơ
"Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy dựng sừng sững trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!"
" Có nhà rộng ngàn gian che cho người nghèo khắp thiên hạ", tuy trong cảnh nghèo đói, khổ cực nhưng nhà thơ vẫn muốn đặt nỗi khổ của nhân dân lên trên nỗi khổ của bản thân mình. Đó quả là một ước mơ cao đẹp. Bởi ước mơ đó xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống của nhà thơ, xuất phát từ tấm lòng cảm thông với bao người cùng cảnh ngộ. Từ nỗi niềm cá nhân, ước mơ của nhà thơ hướng tới cuộc sống của muôn người.
Hai câu thơ cuối: Lòng vị tha sẽ đạt tới trình độ xả thân, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung, đặt nỗi khổ của những người nghèo lên trên nỗi khổ của mình.
Bút pháp lãng mạn, gieo vần bằng, phá vỡ khuôn khổ 7 chữ… => tình cảm thăng hoa của tác giả. Giữa bao khổ đau, tuyệt vọng, bất hạnh bỗng vút lên ước mơ cao cả, nghĩa cử cao đẹp của một nhà nho chân chính
6. Tổng kết
- Nội dung: phản ánh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
- Ý nghĩa: Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
- Nghệ thuật:
- Bút pháp hiện thực
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
- Soạn văn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo)
- Hãy kể lại một sự việc em đã gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền?
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
- Viết 1 đoạn văn ngắn sử dụng từ đồng âm và giải thích nghĩa từ đồng âm đó
- Suy nghĩ của em về hình ảnh mẹ qua bài Mẹ tôi
- Nội dung chính bài Bài Côn Sơn ca
- Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân
- Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
- Viết đoạn văn ngắn về mái trường có sử dụng ít nhất ba từ ghép