Nội dung chính bài: Biên bản
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Biên bản". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Biên bản là loại văn bản ghỉ chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghỉ biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
Tuy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau : biên bản hội nghị, biên bản sự vụ,...
Biên bản gồm có các mục sau :
- Phần mở đầu (phần thủ tục) : Quốc hiệu vả tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
- Phần nội dung : Diễn biến và kết quả của sự việc.
- Phần kết thúc : Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đặc điểm của biên bản
Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
Yêu cầu chung của biên bản là phải mô tả lại các sự việc hiện tượng một cách kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, hoặc các ý kiến của các bên liên quan, không bình luận thêm bớt thì mới bảo đảm được vai trò cung cấp thông tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác. Ngoài ra biên bản còn phải tuân thủ những hình thức nhất định về thể thức, kỹ thuật trình bày, nội dung và văn phong.
Về bố cục bao gồm:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ. (Để khẳng định giá trị pháp lý)
- Tên văn bản và trích yếu nội dung. (Lập biên bản về việc gì)
- Thời điểm lập biên bản hoặc ghi biên bản trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm, giờ, phút, ghi địa điểm nơi sự kiện, hành vi diễn ra (biên bản ghi rất cụ thể thời gian giờ phút lập biên bản).
- Thành phần tham dự, chủ trì, thư ký ghi biên bản (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế dự hội họp…).
- Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, cần phải ghi lại đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa...).
- Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể và lý do).
- Thủ tục ký xác nhận. Biên bản phải bao gồm chữ ký của thư ký lập biên bản và chữ ký của chủ tọa hội nghị, cần thiết thì có thểm thêm các chữ ký của người tham dự. Đối với biên bản xử phạt cần có chữ ký của người lập biên bản xử phạt và chữ ký của người bị lập biên bản (nếu người bị lập biên bản không ký thì người ghi biên bản phải ghi vào)
Lưu ý:
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
- Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
- Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
- Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản). Những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản, biên bản phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan (nếu có) và ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
2. Ví dụ:
Nội dung cơ bản của Mẫu biên bản đại hội đoàn như sau:
ĐOÀN TNCS………. ….………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
…..., ngày…..tháng ……năm……
BIÊN BẢN ĐẠI HỘI ĐOÀN
NHIỆM KỲ ……..
Vào lúc ………… ngày ………………….
Tại Hội trường A, ..............................
BCH Đoàn đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ ………… với nội dung như sau:
1. Thành phần tham dự:
- Đoàn cấp trên:
- Lãnh đạo:
- Đoàn viên tham dự: …….. đồng chí trên tổng số đoàn viên chi đoàn ………. tỷ lệ %
2. Thành phần điều khiển đại hội:
- Chủ tọa (chủ trì đại hội): Đ/c …………….
- Thư ký đại hội: Đ/c …………………
3. Nội dung văn kiện:
a. Những vấn đề góp ý cho báo cáo hoạt động và báo cáo kiểm điểm:
b. Những vấn đề góp ý cho phương hướng hoạt động và chỉ tiêu:
4. Nhân sự:
a. Góp ý cho đề án nhân sự, biểu quyết đề án:
b. Thảo luận danh sách nhân sự:
- Ý kiến đóng góp:
- Ứng cử, đề cử:
- Biểu quyết rút tên khỏi danh sách bầu cử
c. Bầu tổ bẩu cử và tiến hành bầu cử:
- Tổ bầu cử gồm:
+ …………………..Trưởng ban
+…………………..Ủy viên
+…………………..Thư ký
d. Công bố kết quả trúng cử gồm các đồng chí với số phiếu: ……….
5. Thông qua Nghị quyết đại hội, biểu quyết Nghị quyết
- Kết quả biểu quyết: ……../ ………. tỷ lệ ……….%
6. Bế mạc Đại hội:
Biên bản đại hội kết thúc vào lúc ……………ngày ………………
Thư ký | TM. Đoàn Chủ tịch |
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Các thành phần biệt lập
- Phân tích diễn biến tâm trạng ( mạch cảm xúc trữ tình) trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- Phân tích để làm rõ luận điểm: " Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn" ?
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách
- Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy gì và khao khát gì
- Dựa vào hướng dẫn về các mục của văn bản hợp đồng, em tự soạn một trong các hợp đồng: sử dụng điện thoại, sử dụng nước sạch, sử dụng điện sinh hoạt.
- Soạn văn bài: Các thành phần biệt lập
- Hãy xác định bố cục của bài văn theo các trất tự sau
- Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài
- Nội dung chính bài: Khởi ngữ
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu bài thơ Sang thu Giới thiệu về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
- Em cảm nhận như thế nào về người cha đối với người con trong bài thơ Nói với con? Câu 4 trang 74 sgk Ngữ văn 9 tập 2