Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
6) Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Bài làm:
Đồng chí:
- Bài thơ mang đậm tính hiện thực. Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực. Những người lính thời kháng chiến chống Pháp là những người nông dân tham gia kháng chiến
- Người lính: Được lí tưởng hoá ở mọi hoành cảnh, trên mọi khía cạnh, đẹp một cách lí tưởng.
- Hình ảnh: đầu súng trăng treo là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Biểu tượng cho khát vọng hòa bình, cho nỗi nhớ quê nhà của người lính trong đêm khuya thanh vắng, canh gác giữa rừng hoang giá lạnh…
=> Tóm lại bài thơ có sự hòa quyện giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực.
Đoàn thuyền đánh cá:
- Bút pháp nghệ thuật trong bài thơ nổi bật là bút pháp lãng mạn, cảm xúc dạt dào của nhà thơ cùng với những hình ảnh kì vĩ, đã làm nổi bật vẻ đẹp của con người lao động giữa thiên nhiên bao la.
- Hình ảnh đàn cá: Được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh nhạy. Vừa thực, vừa ảo.
- Hình ảnh đoàn thuyền: Cảm hứng lãng mạn, thủ pháp phóng đại, tượng trưng -> Đoàn thuyền to lớn ngang tầm vũ trụ.
Ánh trăng:
- Tự sự kết hợp trữ tình.Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
- Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình.
- Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.
Xem thêm bài viết khác
- Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?
- Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội được dùng cho những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh họa.
- Trong khi viết, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn trực tiếp, lúc nào chúng ta nên dùng cách dẫn gián tiếp?
- Soạn văn 9 VNEN bài 5: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn
- Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.
- Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Văn bản thuyết minh: các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh.
- Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
- Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.
- Vì sao nói các từ: ngân hàng, sốt, vua là những từ có nghĩa chuyển. Cho ví dụ để chứng minh điều đó.
- Phương châm về lượng
- So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu.