-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Phân tích và nêu ý kiến của mình về ý nghĩa của câu nói: Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học)
Đề bài: Phân tích và nêu ý kiến của mình về ý nghĩa của câu nói: Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học)
Bài làm
Theo bạn trong cuộc sống điều gì là khó vượt qua nhất? Đó không phải là yếu tố tác động từ xã hội, cũng chẳng phải sự nghèo nàn về vật chất mà có lẽ khó vượt qua nhất vẫn là chính mình. Chẳng vì thế mà Nguyễn Bá Học đã từng nói: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Đến đây ta cũng thấy câu nói này có sự tương đồng với lời thơ của Hồ Chí Minh:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Lời khuyên trên của Nguyễn Bá Học dường như đã trở thành một chân lí đúng với tất cả mọi người và tất cả mọi việc. Con người nếu không có kiên trì thì sẽ chẳng thể nào làm được việc lớn.
Câu nói trên của Nguyễn Bá Học nhằm khẳng định tầm quan trọng của sự kiên trì và tư tưởng của con người. Thật vậy, trong cuộc sống có vô vàn khó khăn trắc trở nhưng nếu con người không thể vững vàng về ý chí thì không thể nào có thể vượt qua nó. Câu nói này đặc biệ thích hợp khi nói về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đến bây giờ, ngay lúc này khi chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình, không một bóng quân thù chắc hẳn cũng chẳng ai dám tin dân tộc Việt Nam đã làm nên một kì tích. Một đất nước nghèo nàn về kinh tế, lạc hậu và thô sơ về kĩ thuật quân sự nhưng đã chiến thắng cả hai đến quốc sừng sỏ nhất thế giới lúc bấy giờ. Điều gì đã làm nên sức mạnh to lớn đó? Phải chăng đó chính là sự kiên trì, và lí tưởng mãnh liệt, niềm tin vào chính nghĩa có thể đánh đổ những điều phi nghĩa? Hay Bác Hồ vĩ đại của chúng ta – vị cha già của dân tộc. Một con người bằng xương bằng thịt, ví dụ điển hình cho ý chí kiên cường bất khuất vượt lên khó khăn và hoàn cảnh.
Trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước đó, Hồ Chủ Tịch đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách. Khó khăn không chỉ đến từ bản thân bất đồng ngôn ngữ, không chỉ đến từ lí tưởng mà còn từ những yếu tố bên ngoài, Thế nhưng, vượt lên trên tất cả con người ấy bằng sự kiên trì, tư tưởng vững vàng của mình đã tìm ra đường đi cho cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc sống dù có bất cứ việc gì thì cũng có khó khăn, khó khăn đó bắt nguồn từ hai yếu tố có thể là do hoàn cảnh khách quan và cũng có thể do chính bản thân của mỗi người. Khó khăn từ yếu tố khách quan có thể là hoàn cảnh môi trường, tính chất… tuy nhiên điều quan trọng nhất quyết định có nên tiếp tục hay dừng lại là nằm ở chính bản thân của mỗi người. Tất cả mọi khó khăn không thể nào bằng việc chúng ta chiến thắng chính bản thân mình. Con người chỉ cần có niềm tin, có ý chí, có quyết tâm thì “chân cứng đá mềm”.
Bác Hồ từng nói:
“Đường đi mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận dùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”
Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời đại ngày nay, ý chí quyết tâm và chiến thắng chính bản thân mình cũng là điều vô cùng quan trọng. Thời buổi hiện đại tất cả nói khó không khó, nói dễ cũng chẳng dễ dàng gì. Mọi thành công đều phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt của con người. Bởi vì nếu không hi sinh bạn sẽ chẳng biết thế nào là hạnh phúc cả. Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam chính là một bài ca về ý chí để chúng ta noi theo. Là một đội bóng coi là lót đường cho đội khác, chúng ta đã làm nên một kì tích mà trong mơ cũng chẳng ai dám mơ đến. Giấc mơ đó ngọt ngào được viết nên bởi những ý chí kiên cường, những tinh thần thép trên bầu trời đầy tuyết. Nó truyền cho thế hệ trẻ một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời.
Thế nhưng dù có ý chí đến đâu thì chúng ta cũng nên lượng sức của bản thân mình. Không nên quá tự mãn về bản thân mà bất chấp tất cả. Con người phải biết quan sát nhìn xa trông rộng biết lượng sức mình để làm mọi thứ. Không để trượt khỏi tầm tay rồi hối tiếc.
Ý chí nuôi con người ta đi đến thành công một cách ngọt ngào và nhanh chóng nhất. Nếu không có ý chí, không có lòng quyết tâm thì bạn sẽ chẳng bao giờ làm được gì. Chúng ta không được quyền gục ngã trước số phận bởi như thế chúng ta sẽ không thể xứng đáng làm con người.
Xem thêm bài viết khác
- Nghị luận văn học dạng bài phân tích tình huống truyện
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Nghị luận xã hội về Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay Văn mẫu 12
- Nghị luận xã hội về trân trọng cuộc sống mỗi ngày Nghị luận xã hội 200 chữ - Văn mẫu 12
- Bài văn: Đoạn thơ trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của tuổi trẻ Sóng, Xuân Quỳnh bài mẫu 2
- Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
- Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước thảm họa gia tăng dân số hiện nay
- Hoàn cảnh sáng tác Vợ Nhặt - Kim Lân Hoàn cảnh sáng tác vợ nhặt
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân Nghị luận về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân - Văn mẫu 12
- Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ Vợ chồng A Phủ - Văn mẫu 12
- Nghị luận văn học dạng bài phân tích một ý kiến, 1 nhận định về tác phẩm
- Dàn ý cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn 3 Hình tượng người lính Tây Tiến