Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)
a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
- Có việc gì thế?
- Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?
(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?
Bài làm:
(1) Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là không nên. Vì hành động chào hỏi của anh gây phiền toái, mất thời gian làm việc của người khác.
(3) Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng?
- Tìm bố cục của truyện bằng cách hoàn thành sơ đồ sau (ghi vào vở)
- Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì?
- Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng
- Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?
- Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và trong những suy nghĩ của nhân vật anh thanh một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Dựa vào những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
- Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Thời thơ ấu
- Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích.
- Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?