Quan sát hình 5 và khai thác đoạn tư liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào
2. Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng
1/ Quan sát hình 5 và khai thác đoạn tư liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào.
2/ Theo em, trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc?
3/ Dựa vào lược đồ hình 6 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biển trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ
4/ Theo em điểm độc đáo trong các tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện thể nào?
5/ Dựa vào tư liệu 3, em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Bài làm:
1/ a) Kế hoạch đánh giặc
- Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta.
- Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
- Ngô Quyền cho quân vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển. Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch
2/ Khó khăn của quân giặc:
- Giặc không thông thuộc địa hình, không nắm được thủy triều trong khi quân ta làm chủ địa hình
- Mang thái độ chủ quan, khinh địch, cậy là nước lớn nên coi thường quân ta
- Quân hán phải đánh lại một đất nước đoàn kết, quật cường, căm thù những kẻ xâm lăng
3/ Diễn biến trận Bạc Đằng:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc
- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.
4/ Điểm độc đáo trong kế hoạch đánh giặc:
- Quan ta chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng
- Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
- Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
5/ Ý nghĩa:
- Là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống.
- Là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta: kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện nội dung đã học ở chương 5
- Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật? Luyện tập và Vận dụng trang 43 Lịch Sử lớp 6
- [Kết nối tri thức] Giải lịch sử 6 bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
- Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
- Hình 4. 5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?
- Sự xuất hiện của kim loại đã có tác động như thế nào tới đời sống của con nguời?
- [Kết nối tri thức] Giải địa lí 6 bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
- [Kết nối tri thức] Giải lịch sử 6 bài 18: Bước ngoặt đầu thế kỉ X
- Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình
- Dựa vào thông tin trên mạng và khai thác trục thời gian (tr.29), hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà
- Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đâu và từ khi nào?
- [Kết nối tri thức] Giải địa lí 6 bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu