Soạn bài bài đồng chí: Mục C hoạt động luyện tập

  • 1 Đánh giá

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản "Đồng chí"

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

..............................................................................

2. Tổng kết về từ vựng

a) Từ đơn và từ phức

(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

.....................................................

b) Thành ngữ

(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

......................................................................

c. Nghĩa của từ

(1) Nghĩa của từ là gì?

............................................................................

Bài làm:

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản "Đồng chí"

(1) Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện: “Quê anh – Làng tôi”, “Anh với tôi…”, “Áo anh – quần tôi’, …

Tác dụng: diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

(2) Vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí”:

  • Đó là những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc, tình cảm đồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương.
  • Tình cảm gắn bó của những người lính, cùng chung những khó khăn nhưng họ cũng chung những lí tưởng, khát vọng hòa bình cho dân tộc.

Tình đồng chí thiêng liêng là cội nguồn sức mạnh giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách

2. Tổng kết về từ vựng

a) Từ đơn và từ phức

(1)

Khái niệm

Ví dụ

So sánh ghép và từ láy.

Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.

Từ phức: là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên

VD từ đơn: anh, tôi, nước, đồng, mặn, chua,…

VD từ phức: quê hương, đồng chí, sách vở, cây cối,…

Từ ghép: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.

Từ láy: giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong đó, một bộ phận của tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại.

(2)

  • Từ ghép: che chở, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, xa lạ, tri kỷ.
  • Từ láy: nho nhỏ, xa xôi, lạnh lùng, lấp lánh, lung linh, xanh xao, lung lay.

b) Thành ngữ

(1)

Khái niệm thành ngữ

Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Thành ngữ

Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm)

Tục ngữ:

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ( mối quan hệ bạn bè có một tác động, ảnh hưởng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người)

Chó treo mèo đậy (Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất)

c. Nghĩa của từ:

(1) Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

(2)

Hiện tượng

Khái niệm

Ví dụ

Từ nhiều nghĩa

Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế

Từ "chân"

Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)

Từ đồng âm

Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.( hăng lên chạy càn, nhảy càn)

Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.( đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.)

Từ đồng nghĩa

Là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Tô- bát, Cây viết – cây bút, Ghe – thuyền,...

Từ trái nghĩa

Là từ có nghĩa trái ngược nhau.

xấu - đẹp, xa - gần, voi - chuột, rộng - hẹp

Trường từ vựng

Là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

(3) Khái niệm:

  • Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu , làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác .=> Súng bên súng đầu sát bên đầu: nghĩa gốc
  • Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc=>Đầu súng trăng treo:nghĩa chuyển

(4)

Khác nhau

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau.

VD:Từ: “bàn”:
Nghĩa 1:là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường (VD: bàn ghế)
Nghĩa 2:là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó (VD: bàn bạc)

VD Từ “chân”:
Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)

Nghĩa 2:là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển . (VD:bàn chân của em. )

(5) Sử dụng từ đồng nghĩa: quốc= tổ quốc; gia= gia đình

=>Giá trị biểu đạt: nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa: vui-buồn, mưa nắng

  • 16 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021