Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - KNTT 7 tập 1

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - KNTT 7 tập 1 nhằm trả lời các câu hỏi trong bài cũng như hoàn thành soạn văn 7.

Nội dung chính: Vũ Quần Phương đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của Nguyễn Đình Thi.

Câu 1 trang 98 sgk Ngữ văn KNTT 7

- Cảm nhận của em bài thơ Đường núi trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

+ Em nhận thấy cảnh núi non hiện ra thật đẹp qua tấm lòng yêu đất đai, thôn bản, quê hương tha thiết của tác giả Nguyễn Đình Thi.

- Cảm nhận của em bài thơ Đường núi sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

+ Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em càng hiểu và thấm hơn những giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi.

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài bình thơ gây được ấn tượng với em về cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.

- Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ” khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.

Câu 3 trang 98 sgk Ngữ văn KNTT 7

- Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình. Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả Vũ Quần Phương đã dành tặng cho Nguyễn Đình Thi khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”.

Câu 4 trang 98 sgk Ngữ văn KNTT 7

- Theo em, Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả” vì: Vũ Quần Phương trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”. Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.

Câu 5 trang 98 sgk Ngữ văn KNTT 7

* Học sinh lựa chọn, bổ sung theo ý hiểu của mình nhưng phải hợp lí

* Gợi ý: Có thể bổ sung thêm nghệ thuật, nhận xét, …

Nhằm hỗ trợ học sinh giải đáp các câu hỏi cũng như hoàn thiện chương trình soạn văn 7, KhoaHoc hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

  • 316 lượt xem