Soạn bài Gặp lá cơm nếp Soạn bài Gặp lá cơm nếp Kết nối tri thức 7 tập 1

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Gặp lá cơm nếp - KNTT 7 tập 1 được giáo viên chúng tôi biên soạn chi tiết trong bài viết và hoàn thiện soạn văn 7.

Chuẩn bị

Câu 1 trang 43 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

- Bài thơ thuộc thể năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người, Bắt nạt.

Câu 2 trang 43 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

- Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, thường được thổi để thắp hương trong ngày giằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi gấc, xôi đỗ, xôi ngô, xôi bánh hấp… Mỗi loại có một màu sắc, một mùi vị riêng nhưng các loại xôi đều được làm từ gạo nếp và có chung hương vị là mùi thơm nhẹ, ngọt ngào từ gạo nếp; độ dẻo dính vừa phải từ gạo. Khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi và ngậy của gạo, đặc biệt là gạo nếp mới.

Đọc văn bản

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

- Số tiếng: 5 tiếng/ 1 dòng thơ.

- Vần: gieo vần chân

- Nhịp thơ linh hoạt: 2/3, 3/2

2. Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.

3. Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

- Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: nhớ thương, yêu và trân trọng “mùi vị quê hương/con quên làm sao được/chia đều nỗi nhớ thương”.

Nội dung chính:

Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.

Câu 1 trang 44 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng/ 1 dòng thơ

4 tiếng/ 1 dòng

Vần

Vần chân

Tự do

Nhịp thơ

linh hoạt: 2/3, 3/2

Linh hoạt 2/2, 3/1

Chia khổ

4 dòng/khổ, có 1 khổ cuối 2 dòng.

Linh hoạt: 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng/ khổ

Câu 2 trang 44 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: người con thèm bát xôi mùa gặt/ khói bay ngang tầm mắt.

- Hình ảnh mẹ trong kí ức người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.

=> Hoàn cảnh đó là nền tảng để tác giả thể hiện tình cảm cảm xúc của mình.

Câu 3 trang 44 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương và lòng thương mẹ, thương quê hương đất nước.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp" là bởi đó là mùi vị quen thuộc với người con, là mùi vị quê hương thường trực trong trái tim. Lá cơm nếp như chất xúc tác, khi gặp là bùng cháy lên nỗi nhớ và tình yêu mẹ, yêu quê hương.

Câu 4 trang 44 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

Qua đây người con hiện lên là một người con hiếu thảo, tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước luôn luôn thường trực trong trái tim người con, chỉ cần gặp chất xúc tác nhỏ là tình yêu nỗi nhớ có dịp bùng lên mạnh mẽ.

Câu 5 trang 44 Ngữ văn KNTT 7 tập 1

- Thể thơ năm chữ có tác dụng trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ là: s ố tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Soạn bài Gặp lá cơm nếp - KNTT 7 được giáo viên hướng dẫn học tập chi tiết bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7 hỗ trợ học sinh trong quá trình soạn văn 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

  • 299 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 KNTT tập 1