Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - KNTT 7 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Kết nối tri thức 7 tập 1

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - KNTT 7 tập 1 được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn học sinh tham khảo.

Yêu cầu

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: - Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Phân tích bài viết tham khảo

Đồng dao mùa xuân- một bài thơ xúc động về người lính

Đoạn văn gồm các ý chính:

- Giới thiệu bài thơ và tác giả.

- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nổi bật nhất của bài thơ.

- Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Khái quát cảm xúc về bài thơ

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

- Chọn bài thơ Chiều sông Thương để thực hiện nhiệm vụ

b. Tìm ý

- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

-> Cảm nhận chung: Vẻ đẹp của sông Thương với những nét phác họa rất đơn giản mà gợi hình gợi cảm. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả Hữu Thỉnh.

- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.

-> Đặc sắc về nội dung: Cảnh sông Thương thơ mộng, huyền ảo khiến lòng người thiết tha, rạo rực.

-> Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang.

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

-> Cảm xúc chung:

c. Lập dàn ý

- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

2. Viết bài

3. Chỉnh sửa bài viết

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung

Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.

Khái quát được cảm xúc về bài thơ

Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Để học sinh có thể hoàn thành soạn văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (KNTT), giáo viên KhoaHoc luôn hướng dẫn chi tiết nội dung từng bài học bám sát với nội dung chương trình học của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 KNTT tập 1 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Kết nối tri thức với cuộc sống được giáo viên KhoaHoc biên soạn chi tiết nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và soạn văn 7.

  • 394 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 KNTT tập 1