Soạn bài: Thánh Gióng
Truyền thuyết Thánh Gióng kể về hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, qua đó thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. KhoaHoc xin giới thiệu những kiến thức trọng tâm của bài học, xin mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tóm tắt tác phẩm
Thánh Gióng là truyền thuyết về vị anh hùng đã có công lao rất lớn trong chống giặc ngoại xâm.
Truyện kể vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng nọ có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, hiền lành nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi nhưng cậu chẳng biết nói cười.
Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 22 – SGK) Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.
Câu 2 (Trang 22 – SGK) Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a.Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhố tre bên đường đánh giặc.
e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Câu 3 (Trang 22 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
Câu 4 (Trang 22 – SGK) Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Câu 1 (Phần luyện tập - Trang 24 SGK) Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
Câu 2 (Phần luyện tập - Trang 24 SGK) Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng
Câu 2: Đóng vai người mẹ, kể lại truyện truyền thuyết Thanh Gióng.
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Thánh Gióng
Xem thêm bài viết khác
- Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bức tranh của em gái tôi
- Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
- Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- Soạn bài: Con hổ có nghĩa
- Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng
- Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (Trang 9 11 SGK)
- Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng
- Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
- Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?