Soạn giản lược bài Tam đại con gà
Soạn văn 10 bài Tổng quan văn học Việt Nam giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Mâu thuẫn tự nhiên ở đây đó là đã dốt rồi lại giấu dốt, tìm đủ mọi cách để che đậy cái sự dốt của mình, càng đậy rồi cái bản chất dốt nát lại càng bị lộ tẩy. Các tình huống được thể hiện đó là:
- Tình huống 1: Gặp chữ “ kê” khi học trò hỏi gấp thầy không biết chữ đấy là chữ gì liền đoán bừa một phen “ dủ dỉ là con dù dì”. Sau đó còn dặn học trò khẽ khẽ kẻo người khác nghe thấy biết cái sai của mình. Không chỉ vậy thầy đồ lại còn bầy trò cúng thổ công xem đúng hay sai, xem cho chắc chắn, rồi lại cho mình là đúng còn bắt học trò đọc to .Qua đó không chỉ nói lên cái dốt nát của một thầy đồ “lởm” mà còn nói lên việc thầy đồ đã dốt lại còn mê tín.Nhân dân còn chê cười cái dốt của thổ công ==> Cách xử lí ở đây là nhờ đến thổ địa, nhưng là dốt nên mê tín để giúp che giấu sự dốt của mình.
- Tình huống 2: Khi bố của học trò hỏi thì vẫn cái việc che giấu dốt của mình, thầy đồ vẫn biện đủ lí do, lí sự chống chế, giải thích theo cái lí sự cùn của mình. Thầy còn nghĩ “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa “ .
==> Cách xử lý của thầy đồ luôn giải thích vòng vo, thiếu logic, tự lật tẩy bản chất dốt của chính mình.
- Qua chỉ hai tình huống, cái bản chất "dốt" của thầy đồ đã được bộc lộ rõ ra. Cái mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật này là dốt >< khoe giỏi. Thầy đồ đi dạy học mà dốt đến mức cái chữ tối thiểu trong sách cũng không biết, không đọc được. Dốt như vậy mà thầy đồ vẫn ham khoe giỏi
Câu 2:
- Câu chuyện không phải chỉ phê phán anh học trò dốt mà thông qua đó, nó phê phán tật xấu – giấu dốt – có trong một bộ phận nhân dân. Câu chuyện còn ngầm ý khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học – chớ nên giấu dốt vì giấu dốt thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, hãy mạnh dạn học hỏi, bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.
Phần luyện tập
Bài tập 1:
- Lời nói của nhân vật:
- Dủ dỉ là con dù dì
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê", mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
- Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
=> Những lời nói của ông "thầy" càng nói càng bộc lộ rõ cái dốt nát bởi đó là những lời vô nghĩa để ngụy biện nhằm che giấu cái dốt của mình, cho thấy bản chất của ông "thầy" là một kẻ sĩ diện, huênh hoang, khoác lác.
Hành động của ông thầy càng làm cho tiếng cười thêm sảng khoái: Ban đầu là thận trọng bảo học sinh đọc nhỏ nhưng cuối cùng, khi được sự "đồng thuận" qua ba lần gieo quẻ âm dương, thầy lấy làm đắc chí lắm tin tưởng tuyệt đối vào thổ công.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Soạn giản lược bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Soạn giản lược bài Nhưng nó phải bằng hai mày
- Soạn giản lược bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Soạn giản lược bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Soạn giản lược bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Soạn giản lược bài Chiến thắng Mtao Mxây
- Soạn giản lược bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Soạn giản lược bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Soạn giản lược bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Soạn giản lược Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Soạn giản lược bài Ca dao hài hước