Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình phim ảnh - lớp 4 Những bài văn mẫu tả con vật lớp 4

Nội dung
  • 3 Đánh giá

Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình phim ảnh

Văn mẫu lớp 4: Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình phim ảnh. Bài hôm nay Khoahoc sẽ hướng dẫn các em viết bài văn tả con vật mà em thấy trên truyền hình nhằm giúp các em ôn luyện lại bài học tả con vật đã tìm hiểu ở những tiết học trước, ngoài ra củng cố cho các em kĩ năng quan sát, đây là một trong số các kĩ năng quan trọng giúp em làm tốt hơn bài văn tả loài vật. Dưới đây là một số bài văn mẫu, các em tham khảo nhé.

Đề 4: Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình phim ảnh.

Bài làm:

Bài tham khảo 1:

Tả con hổ xem trên tivi

Em rất thích xem chương trình Thế giới động vật trên tivi. Đặc biệt vừa rồi khi xem trên truyền hình em có thêm hiểu biết về loài hổ, chúa sơn lâm của các loài động vật.

Khác với những loài như linh dương hay ngựa vằn, hổ là loài động vật ăn thịt. Thân nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước rưỡi. Từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn đen. Cả cái đuôi dài cũng một màu lông như thế. Đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa, nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngắn, vểnh lên. Cặp mắt tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt, lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn. Cánh mũi có màu hồng sậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi. Miệng rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng lại nhe ra để lộ hàm răng khỏe có những chiếc nanh nhọn hoắt. Em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn chân khỏe, bước những bước chậm rãi, êm ái. Toàn thân hổ uốn lượn mềm mại như sóng, nhịp nhàng theo bước chân đi. Khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng hổ vươn cao theo dốc núi, đuôi cong lên, trông thật đẹp đẽ và oai vệ. Nhưng chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình dưới gốc cổ thụ, nằm thiu thiu ngủ. Hổ chạy rất nhanh. mỗi khi một con mồi trong tầm ngắm của hổ, hổ nhẹ nhàng chi chuyển tiếp cần con mội rồi bất chợt nhảy xổ ra đuổi theo con mồi với vận tộc kinh người. Khi con mồi bị hổ tóm được, hổ dùng bộ răng nanh sắc nhọn ngoạm và xé từng miếng thịt.

Em rất thích loài hổ. Trong cảm nhận của em, con hổ là hình ảnh của núi rừng hoang dã, của sức mạnh tự nhiên, đẹp đẽ và kiêu hùng, là chúa tể khiến môn loài nể sợ

Bài tham khảo 2:

Tả loài chồn núi

Sau khi dùng điểm tâm do mẹ chuẩn bị sẵn, em vào xem ti vi. Chương trình của kênh thế giới loài vật đã làm em thấy thật thích thú.

Lần đầu tiên em được thấy một kẻ săn mồi ngộ nghĩnh đến thế. Loài chồn núi có tên khoa học không nhớ nổi này có dáng vóc như con sóc, nhỏ hơn thỏ. Thế mà lại săn thỏ đấy. Theo bình luận của người dẫn chương trình thì chúng săn mồi bằng phương pháp thôi miên. Tức là khiến con mắt bị say và mất khả năng tự vệ. Chồn núi dùng bốn chân ngắn và nhỏ như chân chuột đi qua đi lại trước mặt con mồi; sau đó nhảy thẳng người lên, kể cả chiếc đuôi cũng thẳng. Toàn thân chú như một vệt chớp loằng ngoằng màu xám chờn vờn trước cặp mắt đờ đẫn, ngơ ngác của con thỏ. Hình như chưa đúng lúc đế tiêu diệt con mồi. Chú ta còn trổ tài xiếc: chống hai chân trước, đưa hai cân sau và chiếc đuôi chổng lên trời, lộn cả thân hình tạo thành một vòng tròn. Cứ thế chồn ta ra chiêu. Thú thật rằng nhờ em nhìn qua ti vi, chứ nếu nhìn gần em cũng sẽ bị cuốn hút vào trò nhào lộn ấy mà phải chóng cả mặt. Cuối cùng, điều phải đến đã đến. Cả thân mình con thỏ như nhũn ra, ngã khuỵu xuống. Nhanh như chớp, con chồn lao nhanh về phía con mồi, há to miệng ra và ngoạm ngay cổ con thỏ rồi tha đi. Em vô cùng thích thú với những hình ảnh có thật và sống động mà người thực hiện chương trình đã cung cấp.

Đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Tầm hiểu biết của em đã được mở rộng qua việc nhìn rõ những điều mắt thấy tai nghe.

Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình phim ảnh được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, từ đó có thêm ý tưởng hoàn thiện bài văn của mình hay hơn, sinh động hơn. Chúc các em học tốt.