Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong ngữ văn 7 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập Ngữ Văn 7 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Biện pháp liệt kê
- Khái niệm: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh hác nhau của thực tế hoặc tư tưởng, tình cảm.
- Các kiểu liệt kê
- Theo cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
- Theo ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
2. Các kiểu câu và cấu tạo câu
2.1. Các kiểu câu
a) Rút gọn câu
- Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
- Khi rút gọn câu, cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
b) Câu đặc biệt
- Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
- Tác dụng của câu đặc biệt:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp
c) Câu chủ động: câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
=> Xem thêm
d) Câu bị động: câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
=> Xem thêm
2.2. Cấu tạo câu
a) Thêm trạng ngữ cho câu
- Đặc điểm của trạng ngữ
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu và giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Tác dụng của trạng ngữ
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
- Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng ở cuối câu, thành những câu riêng.
=> Xem thêm
b) Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, goi là cụm chủ - vị (cụm C - V), làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ tỏng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V
=> Xem thêm
3. Dấu câu
3.1. Dấu chấm lửng
- Vị trí: có thể xuất hiện ở đầu, giữa hoặc cuối câu
- Tác dụng:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
=> Xem thêm
3.2. Dấu chấm phẩy: thường được dùng để
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
=> Xem thêm
3.3. Dấu gạch ngang
- Tác dụng của dấu gạch ngang:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
- Nối các từ nằm trong một liên danh
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn
- Soạn văn bài: Câu đặc biệt
- Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn
- Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (Bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh)
- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè có sử dụng dấu gạch ngang
- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3 Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục của bài văn biểu cảm
- Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) có sử dụng trang ngữ chủ đề thiên nhiên
- Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy