Tìm hiểu và sưu tầm những mẫu chuyện ở địa phương em về buổi đầu toàn quốc kháng chiến
C. Hoạt động ứng dụng
1. Tìm hiểu và sưu tầm những mẫu chuyện ở địa phương em về buổi đầu toàn quốc kháng chiến
Bài làm:
Ví dụ mẫu: Cuộc lui quân thần kì ở Hà Nội những ngày đầu kháng chiến
Cụ Nguyễn Mạnh Hải tham gia Vệ quốc đoàn đóng ở Bắc Bộ Phủ chia sẻ: Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, vũ khí đánh nhau thô sơ nhưng lực lượng quân ta sáng tạo ra nhiều cách đánh hay. Đó là cách đục tường từ nhà này sang nhà khác từ đầu phố đến cuối phố theo hình dích dắc tựa trận đồ bát quái, diện tích chỉ đủ người chui qua.
Khi Pháp tấn công, lực lượng của ta nhỏ người chui được nhưng khi quân Pháp người to bị kẹt lại nên ta thừa thế tấn công. Hoặc tại những nhà đầu phố, quân ta phá hết cầu thang lên tầng hai, chỉ sử dụng thang tre hoặc thang dây. Lúc địch với ta đánh giáp lá cà, nó xông vào nhà bắn, ta rút lên gác rồi ném lựu đạn xuống.
Sau 60 ngày đêm chiến đấu ác liệt, đến chiều 17/2/1947, Đại đội được lệnh rút quân, mỗi người được phát một tấm biểu tượng Vệ quốc đoàn và cả Đại đội được phát một cuộn dây dài vài chục mét, một lá cờ. Cuộc rút quân diễn ra vào ban đêm nên có thể sử dụng cuộn dây để mọi người túm vào tránh lạc nhau. Buổi tối, cả Đại đội tập trung ở đền Phát Lộc, sau ra Cột đồng hồ rồi hành quân qua mép nước sông Hồng, vượt qua gầm cầu Long Biên. Có điều thần kỳ, cả đoàn quân đông tới vài trăm người nhưng cứ đi, im phăng phắc, không một tiếng động.
Trên cầu Long Biên, quân Pháp vẫn canh gác, dọi đèn pin nhưng không hề phát hiện hành trình lui quân của Đoàn Thủ đô. Cụ Nguyễn Mạnh Hải nhớ lại: “Dù đêm rét căm căm, đoàn quân cứ lặng lẽ di chuyển nhưng cũng vô cùng căng thẳng vì đồn địch ngay gần đó”.
Qua cầu Long Biên khá xa, đoàn quân lội qua một rạch nước sang bãi giữa sông Hồng, đến cuối bãi có thuyền đón đoàn quân sang bên kia bãi Tứ Tổng. Ngủ qua đêm ở bãi Tứ Tổng, sáng hôm sau tiếp tục sang bên kia sông để rút lên chiến khu Việt Bắc. Cuộc lui quân của Đoàn Thủ đô được coi là cuộc lui quân thần kỳ, vượt qua sự canh gác gắt gao của quân Pháp mà lực lượng ta không mất một chiến sỹ nào.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy kể lại một cách ngắn gọn về chuyên tham quan (nếu có) di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.
- Kể tên một số khoáng sản ở nước ta. Tìm trên lược đồ nơi phân bố của một số loại khoáng sản
- Sưu tầm tư liệu (tranh, ảnh, chuyện kể, thơ, bài hát.....) liên quan đến Nhà máy cơ khí Hà Nội và đường Trường Sơn.
- Những hình ảnh đó thể hiện sự chuyển biến nào trong nền kinh tế nước ta những năm đầu thế kỉ XX? Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp
- Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai (trang 66)
- Tư liệu lịch sử và câu chuyện trên nói lên điều gì? Chọn các câu trả lời đúng trong những phương án dưới đây và ghi vào vở:
- Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ? Vì sao Trương Định không nghe lệnh triều đình, quyết tâm chống Pháp? Em hãy chứng minh điều đó qua bức tranh và đoạn văn trên.
- Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét? Từ Đông sang Tây, nơi hẹp nhất là bao nhiêu ki-lô-mét?
- Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong thời gian bao nhiêu năm? Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động như thế nào?
- Cùng hoàn thành bảng sau về chiến dịch Điện Biên Phủ
- Nêu tên những nước tiếp giáp phần đất liền của nước ta. Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
- Em hãy viết cảm nhận của em về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 mà em thích nhất.