Giải bài 5: Vượt qua tình thế hiểm nghèo, quyết tâm chống Pháp trở lại xâm lược

  • 1 Đánh giá

Giải bài 5: Vượt qua tình thế hiểm nghèo, quyết tâm chống Pháp trở lại xâm lược - Sách VNEN lịch sử và địa lí lớp 5 trang 32. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu về tình thế hiểm nghèo sau Cách mạng tháng Tám.

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại (trang 33 sgk)

c. Kết hợp quan sát các bức ảnh dưới đây, thảo luận và làm bài tập.

Hãy lựa chọn và ghi ý đúng nhất vào vở.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp nhiều khó khăn vì:

Chính quyền mới được thành lập, bị nhiều kẻ thù phá hoại
Tình trạng vỡ đê, mất mùa, nạn đói đe dọa
Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
Thiếu trường học, bệnh viện

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm hiểu biện pháp vượt qua tình thế hiểm nghèo.

a. Đọc thông tin kết hợp quan sát các bức ảnh (trang 34, 35 sgk)

b. Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập

Hoàn thành bảng sau về những biện pháp mà Chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện để vượt qua tình thế hiểm nghèo

Tình thế hiểm nghèoBiện pháp
Giặc đói......
Giặc dốt......
Giặc ngoại xâm......

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc.

a. Đọc kĩ đoạn hội thoại (trang 35 sgk)

c. Kết hợp dọc đoạn trích từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan sát các bức ảnh tư liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi:

  • Nêu những dẫn chứng về âm mưu và hành động thể hiện quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
  • Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?
  • Ngày 19-12-1946 xảy ra sự kiện gì?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Tìm hiểu những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

a. Đọc thông tin và quan sát bức ảnh tư liệu (trang 37 sgk).

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

  • Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân Hà Nội và cả nước đã diễn ra như thế nào?
  • Ý nghĩa của việc quân dân Hà Nội trong hai tháng giam chân dịch trong thành phố là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm hiểu tấm gương Bác Hồ trong việc diệt “giặc đói”

Tư liệu lịch sử và câu chuyện trên nói lên điều gì? Chọn các câu trả lời đúng trong những phương án dưới đây và ghi vào vở:

Nhịn ăn cứu đói là việc quốc gia đại sự.
Bác Hồ lịch sự trong công tác ngoại giao.
Bác Hồ là người trung thực, lời nói đi đôi với việc làm.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Chép vào vở và lựa chọn những cụm từ thích hợp cho trước dưới đây, điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn văn

(không chịu làm nô lệ, không chịu mất nước, phải nhân nhượng, thà hi sinh tất cả, càng lấn tới)

“... Chúng ta muôn hòa bình, chúng ta ....... Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp ......., vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta .........., chứ nhất định .........., nhất định .........!”

=> Xem hướng dẫn giải

3. Quyết tử cho Tố quốc quyết sinh.

a. Quan sát bức ảnh, đọc trích đoạn hồi kí của Thượng tướng Vũ Lăng (trang 39 sgk).

b. Trả lời câu hỏi (vào vở):

Các tư liệu lịch sử nêu ở trên thể hiện điều gì?

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu và sưu tầm những mẫu chuyện ở địa phương em về buổi đầu toàn quốc kháng chiến

=> Xem hướng dẫn giải

2. Kể tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học

=> Xem hướng dẫn giải


  • 539 lượt xem