Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

  • 1 Đánh giá

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo

Bài làm:

Câu 1: Nêu những nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta?

Trả lời:

Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta:

  • Diện tích rừng ngập mặn giảm do cháy rừng và phá rừng nuôi thủy sản.
  • Đánh bắt hải sản quá mức cho phép vùng biển gần bờ.
  • Môi trường biển – đảo ô nhiễm do thất thoát dầu trong khai thác và vận chuyển
  • Rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
  • Sự cố rò rỉ dầu do các hoạt động giao thông hàng hải.

Câu 2: Trình bày tình hình khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản của vùng biển nước ta?

Trả lời:

  • Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…
  • Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
  • Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
  • Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.
  • Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

Câu 3: Kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta? Hãy nêu giới hạn từng bộ phận?

Trả lời:

  • Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
    • Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.
    • Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
    • Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
    • Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
    • Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

Câu 4: Em hãy cho biết vài loài hài sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta. Vì sao hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản ở nước ta còn nhiều điều bất hợp lý ?

Trả lời:

  • Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá; trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như: Cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng….., trong biển có khoảng 100 loài tôm, 1 số có giá trị kinh tế cao như: tôm he, tôm hùm, tôm rồng…. Ngoài ra còn có các đặc sản như: Hải sâm, bàu ngư, sò huyết …..
  • Ngành khai thác và nuôi trồng hải sản ở nước ta còn nhiều điều bất hợp lý:
    • Sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp 2 lần khả năng cho phép, trong khi đó sản
    • lượng dánh bắt xa bờ chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.
    • Hải sản nuôi trồng chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ trong sản lượng toàn ngành.

Câu 5: Hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển ở nước ta?

Trả lời:

Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú:

  • Dọc bờ biển nước ta suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm tốt: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đại Lãnh, Mũi Né, Vũng Tàu …với nhiều loại hải sản: Tôm hùm, bào ngư, sò huyết…
  • Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di tích thiên nhiên thế giới.
  • Hiện nay du lịch biển là thế mạnh kinh tế của nhiều tỉnh ven biển; đã hình thành nhiều điểm, trung tâm du lịch như: Bãi cháy (Quảng Ninh); Đồ Sơn (Hải Phòng); Sầm Sơn (Thanh Hoá); Nha Trang (Khánh Hoà); Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu).

Câu 6: Trình bày những biện pháp để phát triển ngành giao thông vận tải biển ở nước ta?

Trả lời:

Các biện pháp phát triển ngành giao thông vận tải biển:

  • Hệ thống cảng biển được phát triển đồng bộ, hiện đại hóa, nâng công suất.
  • Tăng cường mạnh mẽ các đội tàu biển như tàu Côngtennơ, chở dầu, tàu chuyên dùng khác.
  • Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Phát triển toàn diện các dịch vụ hàng hải, hệ thống hậu cần; các dịch vụ ở cảng; dịch vụ trên bờ.

Câu 7: Tại sao nghề làm muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ ?

Trả lời:

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì:

  • Khí hậu ở đây rất nóng, số giờ nắng trong năm rất cao.
  • Mùa khô kéo dài, là vùng khô hạn nhất nước.
  • Địa hình ven biển song song với các hướng gió Đông Bắc và gió Tây Nam nên lượng mưa rất ít.
  • Người dân có kinh nghiệm với nghề làm muối. Nổi tiếng có muối Cà Ná, Sa Huỳnh.

Câu 8: Trình bày tài nguyên, khoáng sản chính ở vùng biển nước ta?

Trả lời:

  • Tài nguyên biển:
    • Muối là nguồn tài nguyên vô tận (bãi muối lớn Sa Huỳnh, Cà Ná).
    • Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu.
    • Cát trắng có nhiều đảo Hải Vân (Quãng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa) là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh.
  • Khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa.

Câu 9: Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Trả lời:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển – đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển – đảo) có ý nghĩa:

  • Đối với nền kinh tế:
    • Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển – đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
    • Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
    • Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ….
    • Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch …) => Tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
    • Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
  • Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
    • Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển – đảo của nước ta.
    • Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

Câu 10: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo?

Trả lời:

  • Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
  • Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
  • Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
  • Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
  • Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
  • 69 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021